Tin tức

Khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông là bao nhiêu?

Giữa khoảng cách an toàn giữa 2 phương tiện khi tham gia giao thông không chỉ tránh va chạm mà còn giúp tài xế phía sau có đủ khoảng không gian để quan sát các phương tiện phía trước. Tuy quan trọng là vậy nhưng có không nhiều tài xế biết và thực hiện đúng khoảng cách theo quy định. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay sau bài viết dưới đây nhé. 

>> Bỏ túi kinh nghiệm lái xe ô tô an toàn khi đi với tốc độ cao

     Ô tô chạy quá tốc độ phạt bao nhiêu theo quy định năm 2020

1. Khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông

khoảng cách an toàn

Khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông

Theo quy định tại Điều 11, Thông tư 31/2019/TT-BGTVT về khoảng cách an toàn tối thiểu giữa 2 xe cơ giới khi tham gia giao thông cụ thể như sau:

– Nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”

Tại một số tuyến đường giao thông sẽ có thông báo ” Cự ly tối thiểu giữa hai xe” là bao nhiêu. Khi đó, các tài xế cần giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy phía trước bằng và hoặc nhỏ hơn giá trị số ghi trên biển báo. Để đảm bảo an toàn yêu cầu tất cả các phương tiện cần tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định, nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt hành chính.

Ví dụ, biển báo P.121 “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” có ý nghĩa xe ô tô phải đi cách nhau một khoảng tối thiểu không nhỏ hơn 8m. 

– Trong điều kiện đường khô ráo

Nếu di chuyển trên những tuyến đường không có biển báo khoảng cách, trong điều kiện thời tiết đẹp và mặt đường khô ráo thì các tài xế cần giữ một khoảng cách an toàn theo quy định sau đây:

+ Nếu di chuyển với vận tốc bé hơn 60 km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu cần tuân thủ là 35m

+ Nếu di chuyển với vận tốc 60 < V ≤ 80 thì khoảng cách an toàn tối thiểu cần tuân thủ là 55m

+ Nếu di chuyển với vận tốc 80 < V ≤ 100 thì khoảng cách an toàn tối thiểu cần tuân thủ là 70m

+ Nếu di chuyển với vận tốc 100 < V ≤ 120 thì khoảng cách an toàn tối thiểu cần tuân thủ là 100m

Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.

– Trong điều kiện thời tiết xấu

Nếu như trong điều kiện thời tiết xấu như mưa bão, sương mù, mặt đường trơn trượt hay những vùng núi địa hình dốc thì các tài xế cần điều chỉnh khoảng cách an toàn lớn hơn với khoảng cách trong điều kiện đường khô ráo. Khi đó càng cách xa phương tiện liền kế phía trước càng tốt để đảm bảo an toàn, kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ xảy đến.

2. Những trường hợp tài xế nên giảm tốc độ khi lái

khoảng cách an toàn

Những trường hợp tài xế nên giảm tốc độ khi lái

Bên cạnh giữ khoảng cách an toàn với phương tiện phía trước thì để đảm bảo an toàn các tài xế cần ổn định tốc độ, tại một số trường hợp thì nên giảm tốc độ. Cụ thể:

+ Những đoạn đường có biển báo nguy hiểm hoặc chướng ngại vật

+ Khi xe chuẩn bị chuyển hướng, chuyển làn

+ Khi tầm nhìn bị hạn chế

+ Tại những đoạn đường giao nhau giữa nhiều phương tiện. Ngã ba, ngã tư

+ Trên những đoạn đường có địa hình hiểm trở, dốc, quanh co

+ Qua cầu, cống hẹp; đi qua đập tràn, đường ngầm, hầm chui; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc;

+ Di chuyển qua những tuyến đường đông đúc, nhiều dân cư, trường học, nhà máy, bệnh viện, khu vực đang thi công,…

+ Qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung nhiều người; khu vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông;

+ Khi có chướng ngại vật, súc vật đi trên đường

+ Khi có tín hiệu khẩn cấp của các phương tiện trên đường như xe cứu thương, xe hỏa hoạn,…

+ Khi đi đến gần bến xe buýt, điểm lên xuống của hành khách

+ Trời mưa; có sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi;

3. Mức phạt khi không giữ khoảng cách an toàn

Khoảng cách an toàn xe giúp các phương tiện khi tham gia giao thông có thể giảm thiểu tối đa các vụ va chạm khi có những tình huống bất ngờ xảy ra. Tuy nhiên, có không ít tài xế lại bỏ qua, không thực hiện đúng quy định và hành vi đó sẽ bị xử phạt. Cụ thể, căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP mức phạt khi không giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông được quy định như sau:

Phương tiện

Lỗi

Mức phạt

Căn cứ

Ô tô

    
– Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”

800.000 – 01 triệu đồng Điểm l, Khoản 3, Điều 5

– Không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc
 

03 – 05 triệu đồng Điểm g, Khoản 5, Điều 5

– Không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông

10 – 12 triệu đồng Điểm a, khoản 7, Điều 5
Xe máy

– Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”

100.000 – 200.000 đồng Điểm c, Khoản 1, Điều 6

– Không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông

04 – 05 triệu đồng Điểm b, Khoản 7, Điều 6

Bảng mức phạt khi không giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông

Trên đây là bài viết chia sẻ về quy định cũng như mức phạt về khoảng cách an toàn giữa 2 xe cơ giới khi tham gia giao thông theo quy định pháp luật. Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết này đã mang đến cho các bạn đọc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích.

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả: Cao Thanh Lâm
Tags:
Cao Thanh Lâm
Tác giả
Cao Thanh Lâm
Mạng xã hội

Gọi lại ngay cho tôi





    Mua Android Box Zestech – Tặng Camera hành trình
    1900 988 910
    Tư vấn miễn phí