Tin tức

Carbon footprint là gì? 7 cách đơn giản giảm thiểu dấu chân Carbon đến môi trường

Ô nhiễm không khí luôn là vấn đề nhức nhối được các quốc gia quan tâm. Đặc biệt trong bối cảnh nền công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, chất thải độc hại ra môi trường ngày càng nhiều. Nhằm quản lý lượng khí phát thải này, người ta sử dụng thuật ngữ Carbon footprint. Vậy carbon footprint là gì, nó được thể hiện ra sao và cách tính như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết nhất.

1. Carbon footprint là gì?

carbon-footprint-la-gi

Carbon footprint là gì?

Carbon footprint là gì? Trong cuộc họp của Ủy ban năng lượng Vườn quốc gia Yosemite diễn ra vào năm 1979, thuật ngữ Carbon footprint lần đầu tiên xuất hiện. Tuy nhiên, phải đến năm 2007 thì carbon footprint mới thật sự được phổ biến và chính thức đưa vào sử dụng trong các báo cáo đầu tiên của IPCC về biến đổi khí hậu.

Theo công bố, Carbon footprint (dấu chân carbon) được định nghĩa là tổng lượng phát thải khí nhà kính được sinh ra từ quá trình sản xuất, sử dụng cho đến vòng đời cuối cùng của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Những loại khí nhà kính có ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu như carbon dioxide (CO2), nito oxit (NO2), flo (F),… đều sẽ nằm trong danh sách dấu chân carbon.

Carbon footprint có thể được tạo ra theo 2 cách phát thải:

Phát thải trực tiếp: Khi bạn sử dụng năng lượng để lái xe hoặc sử dụng các thiết bị điện sẽ phát ra một lượng CO2 nhất định

Phát thải gián tiếp: Khi bạn sử dụng một vật dụng bất kỳ như thực phẩm, quần áo mà cần phải có năng lượng để sản xuất và quá trình này cũng thải ra một lượng CO2 đáng kể.

2. Cách tính Carbon footprint chuẩn xác

cach-tinh-carbon-footprint

Làm thế nào để tình được lượng carbon footprint?

Bạn đã hiểu rõ carbon footprint là gì nhưng làm thế nào để có thể biết được đâu là khu vực chứa nồng độ carbon cao, khu vực nào ở trạng thái an toàn? Để biết được điều đó, carbon footprint có cách tính cụ thể dựa trên một số yếu tố cố định như:

  • Khu vực bạn sinh sống
  • Phong cách, lối sống hàng ngày của người dùng
  • Những sản phẩm công nghệ được sử dụng thường xuyên
  • Loại và mức tiêu thụ năng lượng

Trong đó, cách tính lượng khí thải carbon được sử dụng tốt nhất là dựa trên mức độ tiêu thụ nhiên liệu của một người. Cuối cùng sẽ được cộng dồn với lượng phát thải CO2 vào carbon footprint cá nhân.

Để bạn dễ hình dung, Zestech sẽ lấy một ví dụ cụ thể như sau:

Bạn sử dụng phương tiện xe máy để di chuyển quãng đường dài 200km. Trong đó mức tiêu thụ của xe là 2,5 lít xăng/100km. Cách tính carbon footprint sẽ được tính dựa trên:

  • Tổng quãng đường 200km, xe máy tiêu thụ hết 2,5 x 2 = 5 lít xăng.
  • Mỗi lít xăng sẽ phát thải ra 2,3kg khí CO2.
  • Tổng việc di chuyển quãng đường 200km sẽ làm tăng 2,3kg x 5 = 11,5 kg CO2.

Con số này sẽ được cộng dồn liên tục vào Carbon footprint của bạn hàng năm. Theo thống kế, với một đất nước đang phát triển như Việt Nam thì chỉ số Carbon footprint trung bình lên tới gần 1,18 tấn/người/năm. Vậy nên, cách tính carbon footprint là gì sẽ giúp bạn nắm rõ quy định về tiêu chuẩn khí thải riêng. Nhờ đó hạn chế và kiểm soát được tốt nhất mức độ ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.

3. Tại sao chúng ta cần giảm thiểu số lượng Carbon footprint?

Có thể nói, tất cả những mối đe dọa sinh thái từ nóng lên toàn cầu, thời tiết cực đoan, hiện tượng axit hóa,… đều là kết quả từ hoạt động sống của con người. Vậy nên Carbon footprint là gì – Tất cả những vấn đề liên quan đến khái niệm này thực chất để đánh giá một cá nhân hoặc một doanh nghiệp nào đó. Nhằm nắm được xem họ có bao nhiêu tác động đến lượt phát thải khí nhà kính gây ảnh hưởng môi trường

Từ đó, đưa ra các biện pháp giảm lượng khí thải carbon, khí thải nhà kính. Mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp chỉ cần thực hiện bằng những hành động nhỏ, chắc chắn sẽ mang lại kết quả lớn cho hệ sinh thái.

tai-sao-can-giam-luong-carbon-footprint

Giảm thiểu số lượng dấu chân carbon giúp bảo vệ hệ sinh thái

Không chỉ cải thiện môi trường sống, việc nắm rõ carbon footprint là gì cũng như cách giảm số dấu chân carbon còn rèn luyện cho bạn một lối sống lành mạnh, tiết kiệm. Chẳng hạn như thực hiện ăn uống lành mạnh, giảm hóa đơn tiêu thụ điện hàng tháng,… Những hành động nhỏ góp phần đáng kể vào chống lại biến đổi khí hậu.

4. Những biện pháp đơn giản giúp giảm thiểu số dấu chân carbon

4.1. Giảm lượng khẩu phần ăn từ thịt và sữa bò

Khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp được đánh giá là vấn đề lớn hơn cả nhiên liệu hóa thạch. Trong đó, thịt bò và sữa bò là 2 loại thực phẩm gây ra carbon footprint là gì lớn nhất. Trung bình, để sản xuất được 1kg thịt bò thì lượng phát thải CO2 sẽ tương đương lượng CO2 của cả 1 chiếc ô tô chạy trên quãng đường 27km. Con số về lượng phát thải từ các loại thịt đỏ gấp 5 lần so với thịt gia cầm.

Vậy nên để giảm thiểu số dấu chân carbon, bạn nên hạn chế việc sử dụng các thực phẩm thịt và sữa động vật. Thay vào đó, cố gắng thực hiện chế độ ăn thuần thực vật từ các loại rau củ, hạt, quả.

4.2. Lựa chọn sử dụng phương tiện giao thông công cộng

lua-chon-phuong-tien-giao-thong-cong-cong

Ưu tiên lựa chọn phương tiện công cộng để giảm lượng khí CO2

Lượng khí CO2 phát thải từ các phương tiện giao thông như ô tô là vô cùng lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến số lượng carbon footprint đang tăng nhanh ở các đô thị đang phát triển.

Vậy nên thay vì sử dụng xe cá nhân, bạn có thể lựa chọn các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt. Hoặc lựa chọn những loại xe điện xanh thân thiện với môi trường cũng là giải pháp hoàn hảo giúp giảm lượng carbon thải ra cho mỗi lần di chuyển. Với việc lựa chọn các phương tiện công cộng sẽ góp phần giảm tới 37 triệu tấn CO2 hàng năm.

4.3. Trồng cây xung quanh khu vực sinh sống

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết, cây xanh là thực vật hấp thụ CO2 và tạo ra Oxi có lợi cho sức khỏe con người. Mỗi cây xanh có khả năng giảm gần 24kg khí CO2 mỗi năm. Vậy nên dù bạn ở nhà mặt đất hay chung cư thì việc tạo không gian xanh là vô cùng quan trọng. Nó là một giải pháp đơn giản và dễ dàng để cải thiện chất lượng không khí, giảm bụi bẩn và hiệu ứng carbon footprint rất tốt.

4.4 Hạn chế trong việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Năng lượng được sử dụng để vận hành máy móc, sưởi ấm hiện nay chủ yếu đến từ nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than, khí đốt,… Tuy nhiên, nguồn nhiên liệu này không phải vô hạn, sẽ có ngày chúng cạn kiệt và không thể đáp ứng nhu cầu cho người dùng. Hơn thế nữa, việc sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch sẽ tạo ra chất độc hại lớn gây ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, nhiều quốc gia đã bắt đầu chuyển sang năng lượng sạch và bền vững như năng lượng điện, gió, mặt trời thay thế một phần cho nhiên liệu hóa thạch. Bạn có thể cân nhắc hạn chế sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch để giảm thiểu lượng phát khí thải nhà kính gây ô nhiễm môi trường.

4.5 Thực hiện giải pháp 5R không lãng phí

cach-giam-thieu-luong-carbon-footprint

Giải pháp 5R không lãng phí

  • Refuse – Từ chối: Tránh sử dụng đồ nhựa dùng một lần, thay vào đó hãy là các sản phẩm bằng giấy hoặc đồ có thể tái sử dụng.
  • Reduce – Giảm tiêu dùng: Chỉ nên mua những thứ bạn thực sự thấy cần thiết
  • Reuse – Tái sử dụng: Cố gắng tìm cách tái sử dụng các món đồ vật còn dùng tốt hoặc sửa chữa, nâng cấp khi nó bị hỏng.
  • Recycle – Tái chế: Tái sử dụng các vật dùng bằng nhựa, giấy, thủy tinh, kim loại để hạn chế rác thải cũng như lượng khí phát CO2 từ việc sản xuất chúng.
  • Rot: Tận dụng làm phân trộn từ thức ăn thừa hoặc tìm một trung tâm thu mua phế liệu thực phẩm gần nhà của bạn.

4.6 Tập thói quen tắt thiết bị điện khi không sử dụng

Giải pháp để có thể giảm lượng carbon footprint là gì? Đơn giản nhất chính là hãy luôn nhớ tắt hoàn toàn hoặc rút điện tất cả các thiết bị điện khi bạn không có nhu cầu sử dụng.

Bởi theo ước tính, lượng khí thải từ các thiết bị điện khi ở chế độ chờ lên đến 800.000 tấn CO2 mỗi năm. Vậy nên, hãy tập cho mình thói quen tắt thiết bị điện bạn nhé! l

4.7. Hạn chế việc sử dụng fast fashion – Thời trang nhanh

Thời trang nhanh là các loại quần áo được thiết kế theo xu hướng từ những buổi biểu diễn thời trang. Hay đơn giản là ăn theo phong cách của người nổi tiếng. Chúng liên tục có sự thay đổi, đồng nghĩa với việc quá trình sản xuất thường xuyên phải diễn ra. Ảnh hưởng lớn đến carbon footprint do lượng phát thải CO2 từ ngành công nghiệp thời trang.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc nhuộm vải cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và và không khí nguyên trọng. Vậy nên hãy hạn chế việc tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm thời trang nhanh để giảm số lượng dấu chân carbon lên môi trường.

Carbon footprint là gì? Chắc chắn qua bài viết này bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về thuật ngữ này. Việc hiểu rõ carbon footprint chắc chắn sẽ giúp mọi người có ý thức hơn trong việc hạn chế các hoạt động gây phát thải khí nhà kính ra môi trường, bảo vệ sức khỏe con người. Để được tư vấn miễn phí, liên hệ ngay với Zestech theo hotline 1900 988 910 bạn nhé.

 

Đánh giá bài viết
Tác giả: Đào Hải
Tags:
Đào Hải
Tác giả
Đào Hải
Mạng xã hội

Gọi lại ngay cho tôi




    Đánh giá Peugeot Traveller Premium 2019: Thông số kỹ thuật và giá bán
    1900 988 910
    Tư vấn miễn phí