Kinh nghiệm lái xe

Hướng dẫn cách thoát khỏi xe ô tô trong trường hợp khẩn cấp

Khi phương tiện di chuyển trên đường, người tài xế không bao giờ tránh khỏi các trường hợp khẩn cấp đột ngột xảy ra. Do đó việc trang bị cho mình những kiến thức cũng như kĩ năng thoát hiểm khỏi ô tô là vô cùng cần thiết để giảm thiểu tối đa rủi ro tới thân thể và tính mạng có thể xảy ra. Dưới đây Zestech sẽ hướng dẫn chi tiết cách thoát khỏi xe ô tô như đề phòng khi các trường hợp này xảy ra, mời bạn đọc cùng tham khảo.

1. Cố gắng giữ bình tĩnh

Khi ô tô bị tai nạn hay gặp bất kì vấn đề gì ì, nếu quá sợ hãi và lo lắng thì sẽ làm bạn rối trí và không nghĩ được biện pháp thoát thân an toàn. Đặc biệt,, nếu bạn quá hoảng loạn thì sẽ dẫn đến xử lý tình huống một cách hấp tấp vội vàng, đôi khi việc bẻ cánh lái nhẹ cũng gây nhiều hại quả đáng tiếc. Vì thế trước hết hãy hít 1 hơi thật sâu thở ra từ từ hoặc nắm chặt bàn tay và đếm chậm từ 1 tới 5 để lấy lại bình tĩnh. Đồng thời lục lại trí nhớ để tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất.

2. Phát tín hiệu cầu cứu

a) Bấm còi xe :

Bấm còi cảnh báo khi nguy hiểm
Bấm còi cảnh báo khi nguy hiểm

Còi xe ô tô phần lớn được thiết kế nằm ở trên vô lăng và còi hoạt động ngay cả khi xe không khởi động. Vì vậy hãy bấm còi xe để báo động cho các xe khác biết khi xe bạn hiện tại đang gặp sự cố để giữ khoảng cách với xe bạn tránh khỏi tai nạn đáng tiếc. Đồng thời, với nhiều lái xe có kinh nghiệm lâu năm khi bạn bấm còi xe liên tục báo cầu cứu họ cũng có thể đoán ra các trục trặc mà bạn đang gặp phải và giúp đỡ bạn.

b) Bấm đèn cảnh báo

Đây là đèn được thiết kế hoạt động độc lập ngay cả khi xe không khởi động. Đèn cảnh báo cũng tương tự để phát tín hiệu cầu cứu. Nếu đèn cảnh báo kết hợp cùng bấm còi xe sẽ đem lại hiệu quả chú ý cực kì cao đối với các phương tiện lưu thông khác trên cùng cung đường.

3. Tự thoát khỏi xe

Trong trường hợp xe gặp trục trặc dẫn đến không thể mở được cửa và bạn cần thoát thân thì nên tham khảo hai cách dưới đây để có thể nhanh nhất thoát thân

a) Dùng búa thoát hiểm

Dùng búa thoát hiểm
Dùng búa thoát hiểm

Búa thoát hiểm được thiết kế cho trường hợp cần đập vỡ kính xe khẩn cấp. Thường được gắn ở các vị trí gần cửa sổ hai bên xe. Với thiết kế chỉ cần dùng một lực không quá lớn sẽ làm kính xe vỡ ra và giúp bạn có thể thoát ra khỏi xe. Lớp kính xe được thiết kế để khi vỡ các mảnh kính sẽ không làm người dùng bị thương.

b) Đập cửa kính

Một số xe ô tô có thể không được trang bị búa thoát hiểm thì trong trường hợp này cần tìm những vật có sức nặng và có đầu nhọn để cố gắng đập vỡ kính xe. Hơn nữa khi đó có thể giúp phát ra tiếng động lớn để thu hút sự chú ý của mọi người.

4. Chờ đợi, lựa chọn thời điểm phù hợp để nhảy khỏi xe

Dùng những thứ có thể bảo vệ

Việc nhảy khỏi xe đang di chuyển luôn luôn ẩn chứa những nguy hiểm đối với cơ thể của bạn, vì vậy hãy cố gắng tìm những thứ có thể bảo hộ và tăng độ an toàn cho các bộ phận trên cơ thể.

Ví dụ như sử dụng thêm quần áo, gấu bông, vải, giấy… để nhồi vào bên trong lớp quần áo mà bạn đang mặc hoặc quấn vào vùng đầu, cổ và các khớp xương quan trọng ở tay, chân. Bạn sẽ có một lớp đệm để giảm thiểu khả năng bị thương khi tiếp đất.

Đánh giá tốc độ di chuyển của xe

Đừng bỏ qua việc đánh giá tốc độ di chuyển của xe trước khi quyết định nhảy xuống. Bạn chỉ có thể nhảy khi tốc độ di chuyển tối đa của xe lúc đó thấp hơn vận tốc trong khoảng từ 48 km/h đến 56 km/h.

Tuy nhiên trong một số tình huống, việc nhìn công tơ mét của xe là không thể, nếu rơi vào tình huống đó, bạn hãy đánh giá tốc độ di chuyển của xe bằng cách quan sát 2 cột mốc liên tiếp trên đường, đồng thời tính số thời gian là có thể suy ra tốc độ. Ví dụ như xe đi từ cột mốc này tới cột mốc tiếp theo được 1,6 km trong vòng 120 giây thì vận tốc của xe là 48 km/h.

Cố tìm cách khiến xe chậm lại

Trong trường hợp xe ô tô đang di chuyển nhanh hơn tốc độ tối đa có thể nhảy khỏi xe thì cần phải tìm cách để giảm tốc độ của xe.

Chờ xe rẽ

Bạn nên chờ tới thời điểm xe bẻ lái rẽ vào một đoạn nào đó. Lý do đó là vì khi đến đoạn rẽ, xe luôn luôn phải đi chậm lại, đây chắc chắn là cơ hội vàng để nhảy khỏi xe an toàn.

Một đoạn rẽ nào tài xế đều phải giảm bớt tốc độ, đây chính là cơ hội để nhảy khỏi xe. Chú ý, nếu bạn ngồi ở phía trái xe thì hãy chờ đến khi xe rẽ trái để nhảy còn ngồi bên phải thì chờ đến khi xe rẽ phải.

nhay 2

5. Nhảy khỏi xe

Tìm chỗ đất mềm

Khi bạn tiếp đất, tình trạng mặt đất đóng vai trò quan trọng trong việc có gây thương tổn cho bạn khi nhảy xuống hay không. Để hạn chế khả năng bị thương, bạn nên chọn nhảy xuống những vị trí như đồng ruộng, nơi có cỏ dày hoặc lá khô… Tuyệt đối không nhảy xuống những nơi có chướng ngại vật hoặc ghồ ghề.

Mở cửa xe dứt khoát

Hãy mở cửa xe thật rộng và dứt khoát, bạn sẽ cần một khoảng rộng đủ để nhảy ra khỏi xe mà không bị gặp phải tình huống nhảy nửa chừng thì bị kẹt lại ở cửa.

Nhảy ra theo góc tam giác

Cách tốt nhất là nhảy theo một góc tam giác khoảng 45 độ về phía trước so với đuôi của xe ô tô. Cách này sẽ giúp bạn giảm tối đa quán tính cơ thể bị lao theo xe.

nhay 1

Tiếp đất

Co người

Khi nhảy khỏi xe, bạn cần ngay lập tức co tròn người lại như một con nhím bởi đây chính là cách tiếp đất an toàn nhất. Thao tác đúng cách như sau: hai tay ôm co sao cho bao bọc quanh cơ thể, chân co lên và gập đầu gối.

Tiếp đất bằng lưng

Để hạn chế thương vong, bạn hãy cố gắng tiếp đất bằng lưng thay vì tiếp đất bằng phần vai. Lưng là bộ phận có tiết diện rộng nhất trên cơ thể của con người, nhờ vậy mà lực tác động sẽ được phân tán đều, không bị tập trung một chỗ.

nhay 3

Tuyệt đối không dùng hai tay chống tiếp đất

Thao tác dùng hai tay để chống xuống đất là cực kì nguy hiểm, xương cổ tay của bạn có thể sẽ bị gãy vì lực tác động quá mạnh.

Lăn tròn khi chạm đất

Sau khi tiếp đất, đừng quyên lăn tròn cơ thể trên mặt đất để tác động của lực được tiêu hao bớt. Ngoài ra thao tác này còn giúp cơ thể không bị trượt dài trên mặt đất gây ra thương tổn cho da và các vùng mô mềm.

Như vậy, bên trên là tất cả những biện pháp hành động để giúp ứng phó với các trường hợp nguy hiểm mà Zestech xin phép được gửi đến quý độc giả. Trang bị những kỹ năng cho bản thân luôn là điều kiện cần thiết để đảm bảo an toàn cho bạn cũng như những người đi xe. Chúc các bạn lái xe an toàn !!!

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả: Cao Thanh Lâm
Tags:
Cao Thanh Lâm
Tác giả
Cao Thanh Lâm
Mạng xã hội

Gọi lại ngay cho tôi




    10+ Cách mở nắp Capo xe ô tô đơn giản nhất
    1900 988 910
    Tư vấn miễn phí