Tin tức

Thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2 gồm các bước gì?

Bằng lái xe ô tô B2 là giấy phép cho phép bạn điều khiển các loại xe ô tô chở người dưới 9 chỗ ngồi hoặc xe tải dưới 3,5 tấn. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2 và những lưu ý quan trọng.

Làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2 có đơn giản không?
Làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2 có đơn giản không?

1. Đối tượng có thể làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2

1.1. Những người sau đây được làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2

  • Người Việt Nam, người nước ngoài đã học, thi và nhận giấy phép lái xe ở Việt Nam;
  • Người có giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp bị hư hỏng;
  • Người Việt Nam, người nước ngoài đang sinh sống lâu dài ở Việt Nam đã chuyển đổi giấy phép lái xe nước ngoài sang giấy phép lái xe Việt Nam, khi hết hạn muốn cấp lại giấy phép lái xe;
  • Người có giấy phép lái xe quân sự còn hiệu lực khi không còn làm việc trong quân đội (phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp quốc phòng…), nếu muốn được cấp lại giấy phép lái xe;
  • Người có giấy phép lái xe do ngành Công an cấp sau ngày 31/7/1995 còn hiệu lực, khi không còn làm việc trong ngành Công an (xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động trong Công an nhân dân), nếu muốn được cấp lại giấy phép lái xe;
  • Người có giấy phép lái xe do cơ quan Công an cấp trước ngày 1/8/1995, nếu giấy phép bị mất hoặc hỏng, và có tên trong sổ lưu của cơ quan Công an;
  • Người nước ngoài đang sinh sống, công tác, học tập tại Việt Nam, có giấy tờ chứng minh nhân thân do cơ quan ngoại giao cấp, có thời hạn tối thiểu 3 tháng, và có bằng lái xe quốc gia hợp lệ;
  • Khách du lịch nước ngoài đi vào Việt Nam bằng xe có biển số nước ngoài, và có giấy phép lái xe quốc gia hợp lệ;
  • Người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) trong thời gian ở nước ngoài được cấp giấy phép lái xe quốc gia hợp lệ, và muốn sử dụng giấy phép đó để lái xe tại Việt Nam.
Đối tượng được phép làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2
Đối tượng được phép làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2

1.2. Những trường hợp được cấp giấy phép lái xe mới

Giấy phép lái xe (GPLX) mẫu cũ bằng giấy bìa hoặc mẫu mới bằng nhựa PET (các hạng A1, A2, B1, B2, C, D, E..) nếu bị mất, hỏng, hết hạn hoặc có sự thay đổi, sai sót về thông tin cá nhân của chủ GPLX sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp và đổi mới sang mẫu mới.

GPLX mẫu cũ còn hiệu lực sử dụng không bị yêu cầu phải đổi sang mẫu mới. GPLX không xác định thời hạn (A1, A2, A3) nên người sở hữu nên thực hiện việc đổi sang mẫu mới trước ngày 31/12/2020. Sau thời hạn này, nếu muốn đổi GPLX thì vẫn được tiếp nhận và không bị xử phạt hoặc thi lại lý thuyết.

Trong trường hợp đổi GPLX ô tô, người xin cấp đổi phải nộp kèm giấy khám sức khỏe. Đối với việc cấp lại GPLX không xác định thời hạn (mô tô hạng A1, A2, A3) thì không cần giấy khám sức khỏe.

Người có GPLX còn hiệu lực hoặc đã quá hiệu lực sử dụng không quá 03 tháng tính từ ngày hết hạn có thể đổi lại GPLX. Nếu GPLX đã quá hiệu lực sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm thì phải thi lại phần lý thuyết để được cấp lại. Nếu quá hiệu lực sử dụng 01 năm trở lên, phải thi lại cả 2 phần: lý thuyết và thực hành.

Đối tượng được cấp giấy phép lái xe ô tô mới
Đối tượng được cấp giấy phép lái xe ô tô mới

1.3. Những trường hợp không được đổi giấy phép lái xe mẫu mới

Trường hợp không được làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2 là:

  • Người có giấy phép lái xe tạm thời, quốc tế hoặc nước ngoài đã hết hạn, bị rách, phai màu hoặc không đúng với thông tin cá nhân; giấy phép lái xe nước ngoài không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

  • Người có giấy phép lái xe của ngành Giao thông vận tải nhưng không có thông tin trên hệ thống quản lý giấy phép lái xe, sổ theo dõi;

  • Người có giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp nhưng đã quá 06 tháng kể từ ngày xuất ngũ;

  • Người không đủ điều kiện về sức khỏe theo quy định của pháp luật.

Đối tượng không được làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2
Đối tượng không được làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2

2. Những điều cần biết về thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2

2.1. Hồ sơ và thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2

– Để làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2 cần đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền, mang theo và nộp hồ sơ bao gồm:

  • Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế đủ điều kiện cấp, trong vòng 6 tháng gần nhất. (Trừ trường hợp đã đổi GPLX hạng A1, A2, A3 hoặc tách GPLX).
  • Giấy phép lái xe còn hạn (nếu có), chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị có ghi rõ số CMND, CCCD (đối với công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn giá trị (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
  • Đơn đề nghị đổi hay cấp lại GPLX theo mẫu. (Điền đầy đủ thông tin và ký tên, không cần xác nhận).
  • Hồ sơ thi GPLX bản gốc. (Nếu bị mất bằng phải làm lại, nếu có thì mang theo, không bắt buộc).

– Sau khi đã nộp hồ sơ theo đúng quy định. Người đổi bằng được chụp ảnh tại chỗ và nhận lại GPLX cũ (nếu có) (trừ trường hợp GPLX do nước ngoài cấp) đã được cắt góc và phải tự bảo quản.

Thời gian đổi GPLX: không quá 05 ngày làm việc (không tính thứ 7, Chủ nhật). (Theo quy định về đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe cơ giới đường bộ).

– Ngày hẹn lấy GPLX mới, mang theo CCCD, giấy hẹn và nhận GPLX mới.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2
Hồ sơ cần chuẩn bị khi làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2

2.2. Thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2 online như thế nào

Để làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2 online, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào trang web Cổng dịch vụ công quốc gia tại đường link.
  • Bước 2: Chọn danh mục Dịch vụ công trực tuyến. Nhập từ khóa “đổi giấy phép lái xe” vào ô tìm kiếm.
  • Bước 3: Xem kỹ thông tin về quy trình, hồ sơ và thời gian giải quyết của thủ tục.
  • Bước 4: Chọn đơn vị thực hiện: Chọn Tỉnh/thành phố, Chọn Sở và bấm “Đồng ý”.
  • Bước 5: Hệ thống sẽ chuyển sang trang web Cổng dịch vụ công đổi giấy phép lái xe của đơn vị bạn đã chọn. Bạn chọn “Nộp trực tiếp”.
  • Bước 6: Điền đầy đủ các thông tin yêu cầu trên trang và bấm đăng ký.
  • Bước 7: Sau khi hồ sơ được xác nhận lịch hẹn, bạn chỉ cần đến đúng giờ và mang theo căn cước công dân hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) để đối chiếu và nộp hồ sơ đổi giấy phép lái xe.
Thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2 online trên cổng dịch vụ công quốc gia
Thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2 online trên cổng dịch vụ công quốc gia

2.3. Địa chỉ và lệ phí làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2

Để làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2, người dân có thể chọn một trong những cơ quan sau để nộp hồ sơ:

  • Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp giấy phép lái xe;
  • Sở Giao thông vận tải nơi đang sinh sống, làm việc hoặc tạm trú;
  • Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đang sinh sống, làm việc hoặc tạm trú;
  • Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Sau khi hồ sơ được duyệt và xác định ngày hẹn, người dân chỉ cần đến đúng thời gian đã hẹn và mang theo căn cước công dân hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) để kiểm tra và hoàn tất thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2.

Làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2 cần đóng bao nhiêu tiền
Làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2 cần đóng bao nhiêu tiền

Để làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2 theo mẫu mới, người dân phải nộp lệ phí là 135.000 đồng. Đây là quy định được ban hành trong Thông tư 188/2016/TT-BTC về việc thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bằng.

Ngoài ra, người dân muốn làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2 còn phải trả thêm lệ phí khám sức khỏe đối với người lái xe (bao gồm xét nghiệm ma túy): 360.000 đồng/người. Đây là mức tối đa khung giá dịch vụ khám và chữa bệnh được quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BYT.

3. Xử phạt với trường hợp quá hạn nhưng không làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2

Theo quy định tại Điểm c Khoản 4; Điểm a Khoản 7 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe và còn thời hạn sử dụng. Nếu không tuân thủ, sẽ bị xử lý hành chính như sau:

  • Nếu giấy phép lái xe đã hết hạn sử dụng dưới 6 tháng, sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
  • Nếu giấy phép lái xe không phù hợp với loại xe hoặc đã hết hạn sử dụng từ 6 tháng trở lên, sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Quy định xử phạt đối với các trường hợp hết hạn giấy phép lái xe hạng B2
Quy định xử phạt đối với các trường hợp hết hạn giấy phép lái xe hạng B2

Do đó, người có giấy phép lái xe hạng B2 cần chú ý đến thời hạn sử dụng và chuyển đổi sang vật liệu PET trước ngày 31/12/2015. Nếu quá thời hạn sử dụng dưới 3 tháng, có thể làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2; nếu quá thời hạn sử dụng trên 3 tháng, phải làm lại các thủ tục cấp mới Giấy phép lái xe theo quy định của luật giao thông.

Nếu không làm các bước trên mà vẫn điều khiển xe ô tô ra đường, sẽ bị CSGT kiểm tra và xử lý theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013.

Việc làm thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2 không quá khó khăn nếu bạn nắm rõ các bước và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thủ tục đổi bằng lái xe ô tô B2.

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả: MINH NHẬT VŨ
Tags:
MINH NHẬT VŨ
Tác giả
MINH NHẬT VŨ

Tôi là Vũ Minh Nhật, là biên tập viên chuyên môn của Zestech.vn – đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp Màn hình AndroidAndroid Box cho ô tô tại Việt Nam. Với nền tảng kiến thức vững chắc, niềm yêu thích và đam mê sâu sắc với công nghệ, tôi luôn nỗ lực mang đến cho độc giả những bài viết chất lượng, bổ ích và chính xác nhất về các sản phẩm và dịch vụ của Zestech. Tôi hy vọng rằng những nội dung do tôi biên soạn sẽ giúp độc giả có được những thông tin hữu ích nhất và những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng các sản phẩm của Zestech.

Mạng xã hội

Gọi lại ngay cho tôi




    Thông báo lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm 2024
    1900 988 910
    Tư vấn miễn phí