Trục khuỷu ô tô là gì? Tìm hiểu cấu tạo, chức năng trực khuỷu
Mục lục bài viết
Trục khuỷu ô tô là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ thống động cơ đốt trong. Nhiệm vụ của nó là chuyển động từ động cơ đến bánh xe, đảm bảo sự di chuyển của chúng diễn ra một cách hiệu quả. Bài viết này của Zestech sẽ cung cấp thông tin chi tiết để giúp độc giả có cái nhìn sâu sắc hơn về trục khuỷu, bao gồm cấu tạo, phân loại, và vai trò quan trọng của bộ phận này.
1. Trục khuỷu ô tô là gì?
Trục khuỷu ô tô là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống động cơ, đảm nhận nhiệm vụ quan trọng của việc chuyển đổi chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay. Nhiệm vụ chính của nó là tạo ra mô men xoắn để sinh công quay, từ đó truyền năng lượng từ bánh đà về piston (đối với động cơ diesel) để thực hiện các bước của quá trình sinh công.
Là bộ phận đóng vai trò quan trọng, vậy nên trong quá trình vận hành, trục khuỷu không tránh khỏi những tác động đa dạng như lực khí thể, lực quán tính và lực quán tính ly tâm. Những lực này có thể tạo ra biến dạng uốn, xoắn, cũng như động xoắn và động ngang của trục khuỷu trên các ổ đỡ.
Trục khuỷu được phân loại thành hai loại chính: trục khuỷu liền và trục khuỷu ghép.
CẤU TẠO | CHỨC NĂNG | |
TRỤC KHUỶU LIỀN | Bao gồm cổ trục, cổ biên và má khuỷu được gia công và lắp ráp thành một khối không thể tháo rời. | Áp dụng trong động cơ có kích thước nhỏ và trung bình, như động cơ máy kéo. |
TRỤC KHUỶU GHÉP | Bao gồm các thành phần riêng lẻ như cổ trục, cổ biên và má khuỷu. Chúng được gia công và lắp ráp thành một trục hoàn chỉnh. | Sử dụng trong động cơ có kích thước lớn và trong một số động cơ nhỏ có công suất thấp, ít xi lanh và đầu truyền không cắt đôi. |
2. Thành phần cấu tạo trục khuỷu ô tô
Phần lớn trục khuỷu ô tô hiện đại được tích hợp trong khối động cơ. Chúng thường được sản xuất từ vật liệu như thép hoặc gang, qua các quy trình như rèn, đúc, hoặc gia công và bao gồm các thành phần sau:
- Đầu trục khuỷu
Phần đầu trục khuỷu ô tô thường được trang bị vấu để thực hiện chức năng khởi động hoặc quay (Áp dụng cho động cơ cổ điển, khởi động quay tay), puly dẫn động quạt gió, bơm nước, máy phát, cũng như các bánh răng dẫn động trục cam và nhiều chức năng khác. Để giảm chấn xoắn, có thể lắp thêm bộ giảm chấn xoắn vào đầu trục khuỷu.
- Má khuỷu – Đối trọng
Má khuỷu là thành phần liên kết giữa cổ trục và cổ chốt. Thường có hình dạng elip để phân bố ứng dụng một cách hợp lý nhất. Một phần của má khuỷu kết nối với chốt khuỷu, trong khi phần còn lại là đối trọng có nhiệm vụ cân bằng khi trục khuỷu quay.
- Cổ trục khuỷu
Cổ trục khuỷu ô tô đóng vai trò là phần hỗ trợ cho trục khuỷu, được kết nối với các ổ đỡ trên khối động cơ. Các cổ trục thường có đường kính đồng đều và thường được thiết kế rỗng để chứa dầu bôi trơn, cũng như để lắp đặt các bánh răng dẫn động trục cam và các thành phần khác.
Cổ trục khuỷu được gia công với độ chính xác cao, thường có bề mặt độ bóng cao, và có thể trải qua quá trình nhiệt luyện hoặc mạ crom để đạt độ cứng cao. Cổ trục khuỷu cũng có thể được trang bị bộ giảm chấn xoắn để cải thiện hiệu suất và độ ổn định trong quá trình vận hành.
- Chốt khuỷu
Chốt khuỷu là thành phần được thiết kế để kết nối với đầu to thanh truyền, chế tạo với độ chính xác cao và bề mặt độ bóng cao sau quá trình nhiệt luyện. Với mục đích tăng cường độ cứng như cổ trục.
Số lượng chốt khuỷu thường tương đương với số xi lanh của động cơ (đối với động cơ một hàng xi lanh).
Đường kính của chốt khuỷu thường nhỏ hơn so với đường kính của cổ trục. Tuy nhiên, đối với những động cơ hoạt động ở tốc độ cao, đường kính chốt khuỷu có thể bằng đường kính cổ trục để tăng độ cứng chống uốn. Tương tự như cổ trục, chốt khuỷu cũng có thể được làm rỗng để giảm trọng lượng của trục khuỷu và để chứa dầu bôi trơn. Khoảng trống bên trong chốt khuỷu cũng thường được tận dụng để lọc dầu bôi trơn.
- Đuôi trục khuỷu
Phần đuôi trục khuỷu ô tô là nơi trực tiếp truyền động công suất từ động cơ ra bên ngoài. Nó thường được trang bị mặt bích hoặc gắn mặt mích để thuận tiện lắp đặt bánh đà.
- Lỗi khoan dầu
Trên cổ trục chính, chốt khuỷu và má khuỷu thường được khoan lỗ để tạo đường dẫn dầu bôi trơn đến các điểm ổ trục và chốt khuỷu.
3. Nhiệm vụ của trục khuỷu trên ô tô
Trục khuỷu ô tô đóng vai trò không thể phủ nhận trong quá trình vận hành của động cơ, đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng sau:
- Chuyển đổi từ chuyển động tịnh tiến sang chuyển động quay
Trục khuỷu ô tô nhận lực từ piston thông qua thanh truyền dẫn động, chuyển đổi chuyển động tịnh tiến của pit tông thành chuyển động quay. Quá trình này giúp động cơ tạo ra momen quay và lực đẩy cần thiết để thực hiện các chu kỳ làm việc.
- Liên kết với các hệ thống khác
Trục khuỷu nối liền các hệ thống khác để tạo thành một động cơ hoàn chỉnh. Ví dụ, trong động cơ đốt trong, trục khuỷu kết nối với trục ly hợp và hộp số trên ô tô để truyền động và điều chỉnh chuyển động của xe.
- Chịu lực từ bộ phận piston
Nhận lực từ piston, trục khuỷu ô tô đảm nhận trách nhiệm tạo ra momen quay và lực đẩy để đáp ứng các yêu cầu làm việc của động cơ. Chức năng này đảm bảo hoạt động mượt mà và ổn định của động cơ trong mọi điều kiện làm việc.
Trên đây là những thông tin hữu ích về trục khuỷu ô tô từ cấu tạo, nhiệm vụ,…Để biết thêm các kiến thức bổ ích, quan trọng về ô tô, mời bạn đọc truy cập website Zestech.vn của chúng tôi. Đồng thời, tham khảo các sản phẩm để nâng cấp cho xế yêu của mình như màn hình android ô tô, android box, ô tô,…số 1 thị trường.
– Android Box Zestech: Khám phá thế giới công nghệ số
– Các dòng Màn hình Android Zestech theo từng phân khúc
– Tìm hiểu bộ 3 Màn hình Android ZX10 mới ra mắt
Bắt đầu từ tình yêu, niềm đam mê với xế hộp cùng các thiết bị ô tô thông minh, tôi gia nhập Zestech với vị trí chuyên viên Content Marketing cho Zestech.vn – thương hiệu tiên phong về màn hình ô tô và Android box ô tô. Hy vọng những nội dung tôi tìm hiểu được từ thực tiễn sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích, mới lạ. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về bất kỳ thông tin nào liên quan đến ô tô, hãy để lại bình luận bên dưới. Tôi sẽ cố gắng giải đáp và gửi đến bạn trong thời gian sớm nhất!