Khái niệm và cách kiểm tra cảm biến oxy ô tô
Mục lục bài viết
Cảm biến oxy ô tô là tập hợp các thiết bị cảm biến được lắp đặt trong xe để kịp thời phát hiện ra các hư hỏng, trục trặc và thông báo đến chủ xe. Cảm biến khá đa dạng, tùy vào từng hãng và từng dòng xe khác nhau sẽ được lắp đặt những sản phẩm khác nhau. Sau đây là bài viết chi tiết về khái niệm cũng như cách kiểm tra cảm biến oxy ô tô đúng cách nhất mà bất kỳ tài xế nào cũng nên biết.
>> Các loại cảm biến trên ô tô thông dụng nhất và cách kiểm tra
>> Cảm biến lùi ô tô là gì, tác dụng và mua cảm biến lùi ở đâu tốt?
-
Khái niệm cảm biến oxy ô tô
– Cảm biến oxy ô tô là gì?
Cảm biến oxy ô tô là thiết bị kiểm soát hoạt động của xe, bao gồm các bộ cảm biến được lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Các bộ cảm biến này có công dụng theo dõi và thông báo đến tài xế biết khi bất kỳ bộ phận nào đó gặp trục trặc.
Hiện nay có khá nhiều dòng cảm biến được bày bán, phổ biến nhất đó là: cảm biến khí nạp, trục cam, kích nổ, cảm biến vị trí bướm ga và cảm biến oxy.
– Công dụng của cảm biến oxy
Cảm biến oxy ô tô có vai trò quan trọng, nếu như trước kia để kiểm tra xe thì tài xế phải tháo rời từng bộ phận. Tuy nhiên, khi lắp cảm biến oxy thì sẽ thông báo bộ phận gặp trục trặc qua đèn báo “Check engine”
Hay nói cách khác cảm biến oxy như một chiếc máy đo lượng khí oxy còn dư trong khí thải động cơ từ đó thông báo đến đến ECU để đưa ra phương án cân chỉnh nhiên liệu và lượng không khí nạp vào động cơ sao cho đạt hiệu suất cao nhất.
– Các loại cảm biến oxy
Cảm biến oxy ô tô có 2 loại chính đó là loại nung nóng và không nung nóng. Mỗi một loại sẽ có những đặc điểm khác nhau. Cụ thể:
– Cảm biến nung nóng
Đây là loại cảm biến oxy được lắp đặt điện trở phía trong để sấy nóng bộ cảm biến. Với loại cảm biến này thì sẽ giúp tiết kiệm thời gian làm nóng và có thể ngay lập tức sinh điện thế để truyền vào ECU
– Cảm biến không nung nóng
Đây là loại cảm biến tự nóng lên khi làm việc mà không có sự hỗ trợ từ điện trở. Với loại cảm biến này thì sẽ tốn khá nhiều thời gian để làm nóng rồi mới có thể di chuyển.
-
Cảm biến oxy ô tô thường gặp những vấn đề gì?
Theo các chuyên gia thì tuổi thọ của cảm biến ô xyy khá ngắn, kéo dài khoảng 80 – 100 nghìn km di chuyển. Tuy còn phụ thuộc vào chất lượng xăng dầu hay bảo dưỡng của người dùng nhưng đây là khoảng thời gian các bạn nên thay thế và sử chữa cảm biến oxy.
Một số hư hỏng thường gặp trên cảm biến oxy ô tô là:
+ Đứt dây điện hoặc cảm biến bị cong vẹo, bị gãy.
+ Cảm biến bị bám bủi bẩn làm tăng lượng tiêu thị nhiên liệu của xe
Cảm biến oxy bị hỏng sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề đến toàn bộ hệ thống vận hành của xe. Trường hợp nặng nhất là khiến lượng nhiên liệu tiêu thụ tăng cao so với mức thông thường. Lượng khí thải ra khỏi động cơ không được kiểm soát từ làm ôi nhiễm môi trường nghiêm trọng.
-
Cách kiểm tra cảm biến oxy
Cách kiểm tra cảm biến oxy
Theo khuyến cao từ nhà sản xuất thì sau khi đi quãng đường 100.000m các bạn nên kiểm tra cảm biến oxy để đảm bảo cảm biến vẫn hoạt động tốt. Cách kiểm tra khá đơn giản chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây:
– Bước 1: Xác định vị trí cảm biến
Đầu tiên để tiến hành kiếm tra các bạn cần phải biết chính xác vị trí cảm biến ô tô nằm ở đâu. Đa số cảm biến đều nằm ở trước bộ phận lọc khí thải động cơ, gần cuối ống thoát khí cháy.
Tùy vào dòng xe khác nhau sẽ có số lượng cảm biến được lắp đặt. Đa số thì sẽ có từ 2 – 4 thiết bị.
– Bước 2: Tiến hành kiểm tra
Để kiểm tra được các bạn cần phải có một Volt kế, sau đó chiều chỉnh volt kế để đo dòng điện 1 chiều. Cách thực hiện như sau, lấy một đầu volt kế ký hiệu là ‘+” ( dương) gắn vào đầu ra của cảm biến và đầu “-“ còn lại thì gắn vào thân xe.
Kết quả xét trên 3 trường hợp sau để đánh giá cảm biến:
+ Đầu tiên khi máy đang nóng, không khởi động động cơ chỉ mở khóa điện thì điện thế cảm biến bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 0,4V cho đến 0,45V.
+ Trường hợp thứ 2 kaf khi máy còn nóng, khởi động động cơ thì điện thế cảm biến bình thường sẽ nằm trong khoảng 0,5V. Vượt quá hay thấp hơn điều đó chứng tỏ cảm biến đang bị hư hỏng
+ Trường hợp cuối cùng khi để máy nguội, điện thế sẽ nằm trong khoảng 0,1V đến 0,2V.
Các bước thực hiện kiểm tra đa số đều tiến hành khi động cơ đang nóng do đó để đảm bảo không bị bỏng các bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cũng như bao tay bảo hộ
Cảm biến ô xy là bộ phận quan trọng, nếu hư hỏng sẽ tốn kém khoản tiền không nhỏ để thay thế và sửa chữa. Do đó, chủ xe cần nắm được những kiến thức về cảm biến oxy như đã nêu trong bài viết, từ đó có phương án kiểm tra và sửa chữa phù hợp nhất. Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết này đã mang đến cho các bạn đọc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Xem thêm bài viết:
– màn hình cho xe ô tô
– android box oto
Tôi là Cao Thanh Lâm – Chuyên Viên cao cấp trong lĩnh vực Ô tô tại thị trường Châu Á. Với kinh nghiệm 20 năm trong nghề, tôi thấu hiểu mong muốn cũng như nhu cầu của khách hàng.
Trong lĩnh vực màn hình ô tô android và android box – Zestech là đơn vị số 1 tại thị trường Việt Nam. Chiếm 70% thị phần trong nước và chuẩn bị phát triển ra Đông Nam Á.