Kinh nghiệm lái xe

Các loại cảm biến trên ô tô thông dụng nhất và cách kiểm tra

Các loại cảm biến trên ô tô đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi chúng được ví như những giác quan của con người, có tác dụng giúp động cơ ô tô vận hành một cách hiệu quả nhất. Sau đây là các loại cảm biến trên ô tô và cách kiểm tra cảm biến ô tô xem có bị hư hỏng không mà Zestech.vn chia sẻ, mời các bạn cùng tìm hiểu.

Xem thêm bài viết liên quan:

Các loại cảm biến trên ô tô

Các cảm biến trên ô tô

1. Cảm biến vị trí trục khuỷu (Crankshaft Position sensor)

Cảm biến vị trí trục khuỷu

Cảm biến vị trí trục khuỷu có chức năng xác định tốc độ động cơ và vị trí piston. Chúng kết hợp với trục cam để giúp bộ điều khiển nhận biết vị trí piston, vị trí của các xupap để điều khiển thời điểm đánh lửa và thời gian phun nhiên liệu.

Cảm biến vị trí trục khuỷu thường lắp ở vị trí gần puly trục khuỷu, phía trên bánh đà hoặc phía trên trục khuỷu

Dấu hiệu hư hỏng :  đèn Check Engine sáng, động cơ có thể gặp hiện tượng Misfire,Backfire hoặc bị rung và động cơ sẽ ngừng hoạt động.

Thực hiện xem có tia lửa phát ra từ bugi khi động cơ quay có thể giúp Để kiểm tra nhanh cảm biến có hoạt động hay không.

Nếu không có lửa tại bugi có thể hộp điều khiển không xác định được thời điểm đánh lửa, nhưng trong một số trường hợp không có lửa cũng do bobin đánh lửa bị lỗi.

2. Cảm biến vị trí trục cam (Camshaft Position sensor)

Cảm biến vị trí trục cam

Cảm biến vị trí trục cam có chức năng xác định vị trí của trục cam và cung cấp thông tin cho bộ xử lý trung tâm ECU để tính toán thời điểm phun nhiên liệu hợp lý nhất.

Cảm biến trục cam làm việc song song với cảm biến vị trí trục khuỷu để giúp động cơ luôn có thời điểm phun xăng và đánh lửa tối ưu nhất.

Cảm biến vị trí trục cam thường được gắn ở đỉnh xy lanh hoặc ở nắp hộp chứa trục cam.

Khi cảm biến vị trí trục cam bị lỗi thì xe sẽ xe khó khởi động, động cơ chết đột ngột, bỏ máy hoặc không đáp ứng tăng tốc,tốc độ cầm chừng không đều, máy rung vì đánh lửa sa, sáng đèn Check Engine.

3. Cảm biến kích nổ (Knock sensor)

Cảm biến kích nổ

Cảm biến kích nổ có nhiệm vụ phát hiện ra cái hiện tượng kích nổ sớm của nhiên liệu, thu nhận và truyền tải những rung động mạnh xuất hiện khi động cơ bị kích nổ để ECU sẽ điều chỉnh thời điểm đánh lửa chậm hơn dẫn đến giảm thiểu hiện tượng này.

Cảm biến này thường được lắp vào thành xi lanh hoặc là ở trên nắp máy hoặc ngay phía trên ống góp hút. Nó có hình dáng giống như một cái con ốc bình thường

Dấu hiệu bị hỏng : Sáng đèn Check Engine, khi tăng tốc động cơ thường phát ra những tiếng khua kim loại lớn do hiện tượng đánh lửa sớm.

4. Cảm biến bướm ga (TPS – Throttle Position Sensor)

Cảm biến bướm ga có nhiệm vụ giám sát vị trí của cánh bướm ga, thu nhận và truyền tải tất cả những thông tin có liên quan để gửi cho ECU và dùng để điều chỉnh bổ sung hoặc giảm lượng nhiên liệu cung cấp đi vào buồng đốt sao cho thích hợp và tiết kiệm nhất

Vị trí : Cảm biến bướm ga thường được bố trí ở ngay đầu trục của bướm ga (butterfly spindle).

Khi cảm biến bướm ga bị hỏng thì đèn Check Engine sẽ sáng lên, sang số không bình thường, động cơ lên ga không đều, máy chạy ngập ngừng, tốc độ không ổn định, thỉnh thoảng khi tăng tốc đột ngột hay bị chết máy bất ngờ,

Cách kiểm tra cảm biến cũng dùng máy đo và đọc các mã lỗi .

Nếu giá trị đọc được quá cao hoặc quá, hoặc nếu tín hiệu bị mất hay tín hiệu không tương ứng với giá trị đọc được của cảm biến MAP là cảm biến gặp trục trặc.

5. Cảm biến Oxy (Oxygen sensor)

Cảm biến Oxy

Cảm biến oxy có chức năng đo lượng oxy dư trong khí thải động cơ và truyền tín hiệu về ECU nhằm điều chỉnh tỉ lệ nhiên liệu và không khí cho phù hợp.

Vị trí : Cảm biến oxy thường được gắn trên đường thoát khí cháy của động cơ, phía trước và sau bầu catalytic

Dấu hiệu bị hỏng : Làm sáng đèn Check Engine, xe nhiều khói, chạy tốn nhiên liệu bất thường.

Cách kiểm tra: Dùng Volt kế để kiểm tra cảm biến nhằm đảm bảo độ chính xác.

Xem ngay: Khái niệm và cách kiểm tra cảm biến oxy ô tô

6. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát (Engine Coolant Temperature sensor)

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát có nhiệm vụ giám sát nhiệt độ của nước làm mát động cơ, truyền tín hiệu để tính toán thời gian phun nhiên liệu, góc đánh lửa sớm, tốc độ chạy không tải.

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát được gắn ở thân động cơ và tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát.

Dấu hiệu bị hỏng : Khi hỏng cảm biến ECT, CHECK ENGINE sáng lên cùng với mã lỗi báo hỏng cảm biến, xe khó khởi động, tốn nhiên liệu hơn bình thường, thời gian làm nóng động cơ lâu,…

Nếu cảm biến bị lỗi sẽ làm cho hòa khí giàu xăng, tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn so với bình thường.

7. Cảm biến lưu lượng khí nạp (MAF – Mass Air Flow sensor)

Cảm biến lưu lượng khí nạp ( MAF) dùng để đo khối lượng khí nạp vào động cơ và truyền tín hiệu về ECU để điều chỉnh lượng nhiên liệu phun đạt tỉ lệ chuẩn.

Cảm biến lưu lượng khí nạp được gắn trên cổ hút.

Khi Cảm biến lưu lượng khí nạp  bị hư hỏng, đèn CHECK ENGINE sáng hoặc nhấp nháy, động cơ chạy không êm, không đều hoặc không chạy được, công suất động cơ kém, xe chạy tốn nhiên liệu hơn, chết máy,…

8. Cảm biến áp suất khí nạp: (MAP – Manifold Air Pressure sensor)

Cảm biến áp suất khí nạp

Cảm biến áp suất khí nạp MAP có nhiệm vụ giám sát sự thay đổi chân không trong ống góp hút, cung cấp tín hiệu áp suất dưới dạng điện áp hoặc tần số về bộ xử lý trung tâm để tính toán lượng nhiên liệu cần cung cấp cho động cơ và thay đổi thời gian đánh lửa.

Cảm biến áp suất khí nạp thường gắn tại đường khí nạp ở cổ hút.

Dấu hiệu bị hỏng : Khi cảm biến áp suất khí nạp bị hư hỏng thì đèn CHECK ENGINE sáng và báo lỗi MAP sensor, công suất động cơ không tốt,động cơ nổ không êm, tốn nhiên liệu, xe nhả nhiều khói.

Cách kiểm tra cảm biến khí nạp là dùng máy đo và đọc tín của Data của máy chẩn đoán.

9. Cảm biến nhiệt độ khí nạp (IAT – Intake Air Temperature)

Cảm biến nhiệt độ khí nạp dùng để xác định nhiệt độ khí nạp. Nếu nhiệt độ khí nạp lớn hơn 20oC thì ECU sẽ giảm lượng xăng phun và ngược lại để tỷ lệ hòa khí được đảm bảo theo nhiệt độ môi trường.

IAT thường được lắp bên trong bộ cảm biến lưu lượng khí nạp

Dấu hiệu bị hỏng : Khi bộ cảm biến này bị hỏng mức tiêu thụ nhiên liệu sẽ gia tăng, động cơ thải khói đen và xe sẽ không vượt qua được kiểm tra định kỳ hàng năm.

10. Cảm biến nhiệt độ EGR (EGR Temperature sensor)

Cảm biến nhiệt độ EGR

Cảm biến nhiệt độ EGR có nhiệm vụ điều khiển độ mở các van của EGR được chính xác hơn nhằm giảm thiểu lượng NOx (Oxides of Nitrogen) và những hóa chất độc hại thải vào môi trường.

Bộ cảm biến nhiệt độ EGR thường được lắp trên đường ống dẫn khí cháy từ EGR đến ống góp hút của động cơ.

Dấu hiệu bị hỏng : Nhiệt độ đốt cháy nhiên liệu sẽ tăng cao, tốc độ đốt cháy nhiên liệu nhanh hơn làm phát sinh những tiếng nổ động (knocking) có thể gây hư hỏng cho động cơ.

Ngoài ra chất lượng khí thải của động cơ có thể cũng sẽ không đạt những yêu cầu kỹ thuật.

Trên đây Zestech.vn đã giới thiệu với bạn các loại cảm biến trên ô tô thông dụng nhất và cách kiểm tra xem cảm biến có bị hư hỏng không. Hi vọng những thông tinh này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích trong việc vận hành và chăm sóc xe. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào về vấn đề này hoặc màn hình ô tô, hãy liên lạc với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất nhé.

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

5/5 - (2 bình chọn)
Tác giả: Cao Thanh Lâm
Tags:
Cao Thanh Lâm
Tác giả
Cao Thanh Lâm
Mạng xã hội

Gọi lại ngay cho tôi





    Cấu tạo phanh tang trống, nguyên lý hoạt động và ưu – nhược điểm
    1900 988 910
    Tư vấn miễn phí