Tin tức

Tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 chế độ lấy gió trên ô tô

Khi di chuyển tài xế thường có 2 chế độ lấy gió trên ô tô để lựa chọn đó là là chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh để chọn được chế độ phù hợp nhất. Vậy sự khác nhau giữa 2 chế độ này là gì và khi nào thì nên lựa chọn lấy gió trong, lấy gió ngoài? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn ngay sau bài viết dưới đây nhé.

>> Khám phá cách sử dụng điều hòa trong xe ô tô hiệu quả và tiết kiệm , màn hình xe ô tô

1. Sự khác nhau giữa 2 chế độ lấy gió trên ô tô

Khi lái xe ô tô sẽ có 2 chế độ đó là lấy gió trong và lấy gió ngoài. Đôi khi quan sát trên bảng điều khiển sẽ có nhiều tài xế thắc mắc không biết mục đích của 2 chế độ này là gì? Có sự khác nhau ra sao? Khiến chúng ta bối rối không biết phân biệt và sử dụng sao cho đúng

Đầu tiên để trả lời cho câu hỏi trên chúng ta hãy đi tìm sự khác biệt của 2 chế độ đó là:

– Chế độ lấy gió ngoài

chế độ lấy gió trên ô tô

Chế độ lấy gió ngoài

Đối với chế độ lấy gió ngoài cho phép xe ô tô sẽ lấy gió từ bên ngoài môi trường vào trong. Khi lấy thì tất cả các bụi bẩn sẽ được lọc sạch bằng màng lọc rồi được đi qua dàn lạnh hoặc dàn sưởi của điều hòa để thay đổi nhiệt độ cho phù hợp với mức mà người dùng đã chọn.

Ưu điểm của chế độ này là đảm bảo không khí bên trong xe luôn được lưu thông và thông thoáng bởi một lượng oxy lớn cung cấp cho đầy đủ các hành khách trên xe. Giúp xe luôn thoáng, không bị ngột ngạt.

Tuy nhiên nhược điểm của chế độ này là chất lượng không khí không đảm bảo. Vì lấy từ bên ngoài, dù được lọc qua màng trước khi đưa vào bên trong nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều ô nhiễm, bốc mùi và độ ẩm cao và sinh ra các mùi hôi khó chịu.

– Chế độ lấy gió trong

chế độ lấy gió trên ô tô

Chế độ lấy gió trong

Ngược lại với chế độ lấy gió ngoài thì lấy gió trong ngay khoang lái là việc tái sử dụng không khí trong xe để làm mát cho tất cả vị trí ngồi.

Ưu điểm của chế độ này là lấy chính không khí trong xe nên đảm bảo không bị ô nhiễm, hay có các mùi khó chịu, ẩm mốc hút vào bên trong.  Ngoài ra, chế độ này làm mát nhanh hơn, từ đó giúp tiết kiệm nhiên liệu.

Bên cạnh những ưu điểm thì chế độ lấy gió trong vẫn còn có hạn chế như làm giảm dần lượng oxy bên trong khoang cabin nếu lấy quá nhiều để tạo gió. Ngồi lâu sẽ thấy mệt mỏi, khó chịu và bí bách cho các hành khách trên xe.

2. Khi nào sử dụng chế độ lấy gió trong, chế độ lấy gió ngoài

– Chế độ lấy gió ngoài

Vì mỗi một chế độ lấy gió có những điểm khác nhau nên sẽ phù hợp với từng trường hợp riêng. Theo kinh nghiệm lái xe của nhiều tài xế kỳ cựu thì chúng ta nên sử dụng chế độ lấy gió ngoài vào mùa hè để làm mát không khí. Bởi mùa hè, thời tiết oi bức khó chịu lượng không khí bên trong đã vô cùng ngột ngạt nếu các bạn sử dụng chế độ lấy gió trong thì sẽ làm giảm lượng oxy khiến hành khách khó thở. Ngoài ra có thể áp dụng cách lái như sau: Khi nổ máy thì tài xế lựa chọn chế độ lấy gió ngoài để làm mát sau kết hợp với việc mở kính để thanh lọc và làm mới không khí bên trong. Sau đó, đóng cửa kính và bật chế độ lấy gió trong. Lưu ý hãy đảm bảo ô tô của bạn được làm mát ở điều kiện nhiệt độ mong muốn rồi sau đó mới tắt chế độ lấy gió ngoài chuyển sang lấy gió trong. Nhất là vào mùa hè khi nhiệt độ bên trong xe vô cùng nóng bức thì thời gian để làm mát còn lâu hơn.

– Lấy gió trong

Còn nếu trường hợp các bạn thường xuyên lái xe xa đi nhiều nơi thì nên sử dụng chế độ lấy gió trong để hạn chế bụi bẩn và ô nhiễm tràn vào bên trong xe. Bên cạnh đó, hãy chỉnh điều hòa về chế độ chỉnh cơ, còn khi di chuyển đến những nơi mát mẻ, không khí trong lành thì chuyển xe sang chế độ lấy gió ngoài để làm mát. Ngoài ra 

Ngoài ra nếu khi di chuyển trên những đoạn đường nhiều sương mù, mưa gió, thời tiết khắc nghiệt thì nên chọn chế độ lấy gió trong để tránh sự xâm lấn của những hơi ẩm lọt vào bên trong xe gây hư hại và làm ẩm mốc các trang thiết bị nội thất bên trong.

Xem thêm: box android oto

Để có một không khí trong lành, mát mẻ thì ngoài việc điều chỉnh chế độ lấy gió phù hợp thì các bạn cũng phải thường xuyên bảo dưỡng xe ô tô theo đúng định kỳ để vệ sinh và thay lọc gió kịp thời. Mong rằng với những phút lưu lại trên bài viết này đã mang đến cho các bạn đọc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích để lựa chọn được cho mình một chế độ lái xe an toàn nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả: Cao Thanh Lâm
Tags:
Cao Thanh Lâm
Tác giả
Cao Thanh Lâm
Mạng xã hội

Gọi lại ngay cho tôi




    Ký hiệu đèn pha ô tô và cách sử dụng cho người mới
    1900 988 910
    Tư vấn miễn phí