Những điều tuyệt đối không nên làm khi lái xe đường đèo
Mục lục bài viết
So với việc di chuyển trên những đoạn đường bằng phẳng thì lái xe đường đèo với địa hình dốc, hiểm trở sẽ khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn. Để lái xe an toàn các tài xế cần phải trang bị nhiều kỹ năng hơn. Bên cạnh đó, thì khi di chuyển đường đèo núi có những điều tuyệt đối sau đây tài xế không nên thực hiện bởi chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể khiến các bạn phải đánh đổi cả tính mạng của mình.
>> Mẹo lái xe ô tô an toàn khi di chuyển đường đồi núi , man hinh oto
>> Làm thế nào để đỗ xe không bị trôi? , box android cho oto
1. Vượt sai, vượt ẩu
Vượt sai, vượt ẩu
Vượt xe khi đang di chuyển trên đường đèo núi rất nguy hiểm và đây cũng là nguyên nhân của đa số các vụ tai nạn xảy ra. Như chúng ta biết, đường đèo có địa hình hiểm trở, dốc và khá nhỏ nên khi vượt tỷ lệ xảy ra tai nạn là rất cao. Nếu trong những trường hợp mà tài xế bắt buộc phải vượt lên xe phía trước thì cần chú ý an toàn, vượt nhanh gọn và dứt khoát. Tuyệt đối không vượt tại các điểm cua, cua gấp, cua khuất nguy hiểm. Đồng thời quan sát kỹ phía trước mới quyết định là có nên vượt hay không để đảm bảo an toàn cho bản thân và các phương tiện khác.
2. Giữ phanh liên tục
Sai lầm tiếp theo mà các tài xế thường mắc phải khi di chuyển đường đèo đó là giữ phanh liên tục. Với những tài xế mới chưa có nhiều kinh nghiệm, khi di chuyển đường đèo sẽ không tránh cảm thấy sợ hãi nên lúc nào cũng giữ phanh để thấy an toàn. Tuy nhiên, đây lại là hành động không đúng. Việc giữ phanh nhất là khi xuống dốc sẽ dẫn đến hiện tượng bó phanh, mòn má phanh nhanh. Hậu quả của việc đó là bánh sau của xe bị cứng phải ngừng xe lại và gọi cứu hộ. Thay vào đó, nên trả xe về số nhỏ để ghìm xe lại kết hợp với giữ phanh nhịp nhàng, hợp lý.
3. Nhấn nhầm chân ga
Nhấn nhầm chân ga
Đây là việc nhầm lẫn thường gặp ở các tài xế mới và đôi khi với lái xe lâu năm vẫn đạp nhầm chân phanh. Trong điều kiện khi đang di chuyển trên đường đèo, nhiều khúc cua thì việc nhấn nhầm chân ga đặc biệt nguy hiểm. Gây hoang mang và mất kiểm soát ở người lái từ đó không làm chủ được tốc độ.
Để khắc phục được hiện tượng này thì các bạn cần giữ thói quen để chân chữ V, có nghĩa là luôn giữ gót chân nghiêng về bên chân phanh, chỉ xoay gót chân mũi nhích chân ga. Bất cứ khi nào không ga, phải chuyển chân sang đặt hờ ở chân phanh, để khi xuống dốc đèo hay khúc cua là đạp thẳng, không bị nhầm.
4. Chỉnh gương chiếu hậu không đúng cách
Đặc thù của địa hình đèo núi là nhỏ hẹp và nhiều khúc cua, lên xuống nhiều nên sẽ xuất hiện khá nhiều điểm mù. Do đó, khi lái tài xế cần phải quan sát thật kỹ để tránh va chạm với những phương tiện khác đi ngược chiều. Tuy nhiên, lại có không ít người mắc sai lầm khi chỉnh gương chiếu hậu không đúng cách giảm tầm nhìn quan sát của người lái.
Cụ thể, thay vì bẻ hẹp hoặc mở rộng góc của gương thì có nhiều tài xế lại đặt gương chiếu hậu ngoài vùng quan sát trùng với gương chiếu hậu trong cabin, chính điều này làm giảm khả năng quan sát của họ
5. Lên số và về số chưa hợp lý
Lái xe đường đèo là lúc phô diễn tài năng và kỹ thuật lái của tài xế. Với những người lái xe lâu năm thì việc di chuyển sẽ không quá khó khăn nhưng với các tài xế mới thì ngược lại. Với địa hình nhiều dốc đứng thì các bạn cần chọn chế độ lái và số phù hợp. Ví dụ như trước khi lên dốc cần cho xe về số, giữ đều tay ga khi chạy. Đồng thời khi đang chạy nếu thấy tốc độ chậm dần thì hãy về số ngay. Luôn ghi nhớ nguyên tắc lên dốc số nào thì xuống số đó, nếu bạn lên dốc bằng số 2, khi xuống dốc đó cũng nên chạy bằng số 2.
Có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra tại các khúc cua và dốc ở các con đèo. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tai nạn trong đó có nguyên nhân này, chính vì thế bạn cần nắm vững để không xảy ra những nguy hiểm đáng tiếc cho mình và người đi cùng xe của mình.
6. Lái xe đang mệt mỏi
Lái xe đang mệt mỏi
Thể trạng cơ thể khi mệt mỏi, ngủ không đủ giấc sẽ khiến cho bạn không thể tập trung làm bất cứ việc gì và lái xe càng nguy hiểm hơn. Chỉ một phút lơ là có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Đi đường đèo núi cần tập trung cao độ và thân xe chuyển hướng nhiều nên dễ dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi. Người lái nên dừng lại nghỉ ngơi để giữ tỉnh táo tiếp tục chặng đường tiếp theo. Do đó, chỉ lái xe đường đèo khi tinh thần thoải mái, đầu óc tỉnh táo để có một chuyến đi an toàn bạn nhé.
Trên đây là 6 điều tuyệt đối không nên làm khi lái xe đường đèo để đảm bảo an toàn khi di chuyển. Với đặc thù địa hình phức tạp đã có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra do đó để giữ an toàn tính mạng cho bạn thân và những người xung quanh các bạn nhớ tuân thủ đúng những điều trên nhé. Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết đã mang đến cho các bạn đọc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Tôi là Cao Thanh Lâm – Chuyên Viên cao cấp trong lĩnh vực Ô tô tại thị trường Châu Á. Với kinh nghiệm 20 năm trong nghề, tôi thấu hiểu mong muốn cũng như nhu cầu của khách hàng.
Trong lĩnh vực màn hình ô tô android và android box – Zestech là đơn vị số 1 tại thị trường Việt Nam. Chiếm 70% thị phần trong nước và chuẩn bị phát triển ra Đông Nam Á.