Tin tức

Tất tần tật thông tin cần biết khi quyết định sơn xe ô tô

Một chiếc xe đẹp, có tính thẩm mỹ cao thì sơn xe ô tô đóng vai trò quyết định. Màu sơn đẹp sẽ khiến tổng thể chiếc xe thu hút và bắt mắt hơn rất nhiều. Không chỉ vậy sơn xe còn có tác động không nhỏ đến toàn bộ giá trị xe. Minh chứng cho điều đó là hiện tại các showroom tuy cùng một mẫu xe nhưng lại có giá chênh nhau từ 20 -30 triệu do khác màu sắc. Những màu sơn xe được ưa chuộng nhất là: màu trắng, đỏ. Do đó có nhiều chủ xe muốn thay đổi diện mạo cho xế hộp của mình mà quyết định sơn xe, tuy nhiên công việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu không cẩn thận có thể làm giảm bớt giá trị xe. Hiểu được điều đó bài viết sau đây chúng tôi xin chia sẻ tất tần tất thông tin cần biết khi quyết định sơn xe nhé.

>> Cách bảo vệ lớp sơn xe ô tô hiệu quả

>> Những vấn đề ô tô thường gặp vào mùa hè

1. Lúc nào thì mới nên sơn xe ô tô

sơn xe ô tô

Lúc nào thì mới nên sơn xe ô tô

Có những trường hợp bắt buộc phải sơn xe ô tô để đảm bảo tính thẩm mỹ của xe dù muốn hay không. Sơn xe ô tô vốn rất nhạy cảm, dễ bị tổn hại trong quá trình lái. Chỉ một va chạm nhẹ cũng có thể khiến sơn xe bị trầy xước. Ngoài ra, thời tiết ẩm ướt, nắng nóng cục bộ cũng có thể khiến lớp sơn bên ngoài xe bạc màu, nứt nẻ hay bong tróc. Sau đây là các trường hợp nên sơn xe ô tô:

– Ô tô bị trầy xước sơn

Trường hợp xế yêu của bạn bị trầy xước lớp sơn bên ngoài thì nên sơn lại để đảm bảo tính thẩm mỹ và không làm ảnh hưởng đến các chi tiết khác của xe.

Khi sơn nên xem xét là mức độ xước đang có nghiêm trọng hay không. Cụ thể, sơn xe ô tô có 3 lớp chính đó là: Lớp sơn phủ bóng ở trên, lớp sơn màu ở giữa và lớp sơn lót ở dưới cùng. Nếu trường hợp chỉ xước nhẹ ở lớp sơn phủ bóng bên ngoài thì có thể khắc phục bằng cách hiệu chỉnh, đánh bóng. Còn nặng hơn xâm phạm đến lớp sơn chính hoặc sơn lót dưới cùng thì các bạn nên sơn lại xe để đảm bảo tính thẩm mỹ cho xe. 

– Ô tô bị bạc màu, nứt nẻ sơn xe

Với điều kiện thời tiết nắng nóng như tại Việt Nam, vào mùa hè dưới sự chiếu sáng trực tiếp của ánh nắng mặt trời, khói bụi ô nhiễm từ môi trường, hoá chất… xe ô tô sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến lớp sơn. Theo các chuyên gia thì 5 năm là khoảng thời gian đỉnh cao của sơn xe ô tô, sau đó thì sơn sẽ bắt đầu xuống cấp và xảy ra các hiện tượng như bạc màu, nứt nẻ hay bong tróc.

Khi đó để phục hồi lại diện mạo tươi trẻ và sức sống như ban đầu các bạn nên sơn lại xe, có thể chọn sơn một phần hay toàn bộ xe tùy vào mức độ xuống cấp.

– Muốn đổi màu sơn xe ô tô

Tuy không nhiều nhưng cũng có những trường hợp chủ xe sau thời gian sử dụng muốn đổi sang màu sơn khác để bắt mắt hay hợp phong thủy hơn nên đã quyết định sơn xe ô tô.  

2. Sơn xe ô tô có mấy kiểu?

sơn xe ô tô

Sơn xe ô tô có mấy kiểu

Hiện nay có 2 công nghệ sơn xe ô tô cơ bản được sử dụng nhiều nhất đó là sơn dặm và sơn toàn bộ. Chi tiết cụ thể như sau:

– Sơn dặm ô tô

Đây là hình thức sơn xe tại một vị trí hay khu vực nhất định chứ không phải sơn toàn bộ xe. Cách sơn này thường được áp dụng cho những trường hợp xe bị trầy xước, nứt bẻ hay bong tróc nhẹ tại một bộ phận nào đó.

Sơn dặm ô tô có ưu điểm là chi phí thấp, thời gian nhanh. Tuy nhiên lại đòi hỏi kỹ thuật, độ chính xác cao bởi khi sơn phải đảm bảo tính đồng nhất của màu sơn mới và sơn cũ. Đây không phải là việc dễ dàng, đòi hỏi tay nghề thợ phải cao, điêu luyện.

Trong các kiểu sơn dặm, sơn dặm xử lý các vết xước nhỏ trên toàn bộ thân xe là khó nhất. Bởi dù vết xước nhỏ nhưng lại rải đều nên nếu pha màu và phun sơn không đúng kỹ thuật sẽ khiến sơn xe không đều màu, thậm chí là bị lom đóm 2 màu.

– Sơn toàn bộ ô tô

Tiếp theo đây là kỹ thuật sơn xe ô tô thay thế toàn bộ sơn cũ. Lớp sơn mới này vẫn phải đảm bảo được 4 lớp tiêu chuẩn. Có 2 cách sơn toàn bộ ô tô là sơn ngoài và sơn toàn diện khung.

Theo đó sơn ngoài là chỉ sơn phần vỏ có thể quan sát được. Còn sơn toàn diện khung là sơn tất cả các vị trí dù là những chỗ phần khuất bên trong.

Cách sơn này khá tốn kém thời gian và mất công sức bởi khi sơn phải tháo hết tất cả máy móc và thiết bị nội thất. Kỹ thuật cũng rất cao, tốn kém nhiều chi phí do đó thường chỉ khi xe bị trầy xước nặng hoặc muốn đổi màu sơn xe thì khách hàng mới lựa chọn hình thức sơn xe này.

3. Quy trình sơn xe ô tô

sơn xe ô tô

Quy trình sơn xe ô tô

Tùy vào hình thức sơn xe cũng như mức độ xuống cấp của lớp sơn thì thợ sửa chữa sẽ thực hiện những quy trình riêng. Tuy nhiên về cơ bản thì sẽ bao gồm các bước sau:

– Bước 1: Kiểm tra và đánh giá sơn xe ô tô

Bước đầu tiên trước khi bắt tay vào sơn xe thì sẽ cần phải kiểm tra và đánh giá tình trạng lớp sơn hiện tại đang ở mức nào để đưa ra những phương pháp xử lý phù hợp nhất. Khi kiểm tra nên sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như: Đèn kiểm tra sơn xe, máy đo độ dày sơn… Từ đó đưa ra phương pháp xử lý như sơn dặm hay sơn lại toàn bộ xe.

– Bước 2: Mài lớp sơn cũ và sơn chống gỉ ô tô

Tiếp theo các bạn làm mài đi lớp sơn cũ nếu trong trường hợp sơn lại toàn bộ xe. Sau đó tẩy gỉ cũng như làm đồng để sơn tiếp lớp chống gỉ bảo vệ thân xe. Khi lớp sơn khô sẽ dùng tiếp máy bọc giấy nhám đểm mài nhám bề mặt tăng độ bám dinh của lớp sơn lót hơn

– Bước 3: Đánh bả matit xử lý các vết lõm

Với những trường hợp thân xe có các vết lõm nhỏ thì nên xử lý trước rồi mới sơn lớp sơn mới lên. Kỹ thuật sử dụng để làm hết các vết lõm đó là đánh bả matit để lấp đầy và tạo hình lại bề mặt

Đợi đến khi lớp bả khô thì thì tiến hành đánh nhám tạo hình để tăng độ kết dính.

– Bước 4: Sơn lót

Tiếp theo sẽ tiến hành đánh sơn lót cho xe để che màu bả matit hoặc sơn chống gỉ, cũng giúp lớp sơn chính lên màu chuẩn xác, bóng đẹp hơn. Sau khi phun thì tiến hành sấy khô để tạo độ liên kết cho lớp sơn chính.

– Bước 5: Sơn màu chính

Đây là bước quan trọng nhất, phun sơn màu sơn chính cho xe. Nếu sơn một phần thì khi sơn các bạn cần che chắn các vùng không sơn để tránh bị bám màu.

Sơn màu được chọn phải là loại sơn chất lượng, được pha đúng kỹ thuật để lên màu chuẩn nhất. Sau khi sơn xong thì tiến hành sấy theo nhiệt độ tiêu chuẩn

Bước 6: Sơn bóng

Lớp sơn bóng cũng được thực hiện theo kỹ thuật phun tương tự khi phun sơn màu. Sau khi hoàn tất phun sơn bóng cũng tiến hành sấy khô với thời gian và nhiệt độ sấy theo tiêu chuẩn kỹ thuật. 

– Bước 7: Đánh bóng, kiểm tra

Bước cuối cùng trong công đoạn này đó là đánh bóng khô để tạo đố sáng đều cho bề mặt sơn. Và hãy nhớ kiểm tra lần cuối để chốt hoàn thiện nhé.

Trên đây là bài viết chia sẻ tất tần tật thông tin cần biết khi quyết định sơn xe ô tô dành cho những ai đang và có ý định sơn lại màu xe cho xế yêu của mình. Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết này đã mang đến cho các bạn đọc giả nhiều kiến thức bổ ích.

Xem thêm: màn hình android cho xe ô tô , box android oto

Đánh giá bài viết
Tác giả: Cao Thanh Lâm
Tags:
Cao Thanh Lâm
Tác giả
Cao Thanh Lâm
Mạng xã hội

Gọi lại ngay cho tôi




    Toyota Hilux Hybrid 48V có gì hấp dẫn người dùng?
    1900 988 910
    Tư vấn miễn phí