Tin tức

Tìm hiểu quy trình thi bằng lái xe ô tô

Thi bằng lái xe ô tô là công việc bắt buộc mà các tài xế cần thực hiện để được cấp bằng lái theo đúng quy định của pháp luật. Khi thi bằng lái xe ngoài việc chuẩn bị đầy đủ kiến thức về lý thuyết, kỹ thuật lái thì các bạn cũng cần nắm rõ quy trình để giúp bạn tự tin hơn. Vậy quy trình đó là gì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Các loại bằng lái xe ô tô tại Việt Nam

bằng lái xe ô tô

Các loại bằng lái xe ô tô tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam các tài xế điều khiển xe cơ giới là ô tô đều cần có giấy phép lái xe hay còn gọi là bằng lái xe. Mỗi một loại bằng xe tương ứng với những loại xe khác nhau, chúng ta cần thi đúng loại bằng phù hợp. Cụ thể, hiện nay hệ thống giấy phép lái xe ô tô tại Việt Nam có các loại bằng lái xe sau:

+ Bằng lái xe ô tô hạng B1: số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe chở người đến 9 chỗ ngồi, ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg, máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

+ Bằng lái xe ô tô hạng B2: Là bằng lái cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển xe ô tô 4 – 9 chỗ, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1

+ Bằng lái xe ô tô hạng C: Là bằng lái cấp cho các tài xế điều khiển xe ô tô 4 – 9 chỗ, ô tô tải và ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lê, máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2

+ Bằng lái xe ô tô hạng D: Là bằng lái cấp cho các tài xế điều khiển xe ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ, kể cả chỗ của người lái xe và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C

+ Bằng lái xe ô tô hạng E: Là bằng lái cấp cho các tài xế điều khiển xe ô tô chở người trên 30 chỗ và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, 

+ Bằng lái xe ô tô hạng F: Là bằng lái cấp cho các tài xế đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối to 
 

2. Quy trình thi bằng lái xe ô tô

bằng lái xe ô tô

Quy trình thi bằng lái xe ô tô

Khi nhắc đến việc thi bằng lái xe ô tô có không ít người cảm thấy lo lắng và hoang mang bởi các kiến thức lý thuyết và thực hành khá khó và phức tạp chứ không dễ dàng như thi bằng lái xe máy. Ngoài việc trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng thì các tài xế cần nắm rõ quy trình thi để giúp bạn tự tin hơn. Cụ thể, quy trình thi bằng lái xe ô tô như sau:

– Thi chứng chỉ nghề

Đây là hình thức thi được trung tâm lái xe tổ chức và chấm điểm. Tất cả các khâu đều được trung tâm giám sát.  Có hai môn thi là lý thuyết và thực hành lái xe trong 10 bài thi sa hình.

– Thi sát hạch cấp bằng

Đây là hình thức thi bằng lái xe do Sở Giao thông công chính tổ chức thi và chấm. Từ phương tiện đến giám khảo đều là người của Sở. Khi thi sẽ có 3 môn đó là lý thuyết, thực hành lái xe trong sa hình và lái xe trên đường trường. Trong đó, nỗi ám ảnh lớn nhất của tài xế là phần thi thực hành lái xe trong sa hình. Bởi phần thi này thực hiện dưới sự giám sát của con chíp gắn vào xe, nếu xảy bất kỳ lỗi gì thì con chíp sẽ thông báo ngay về trung tâm

– Thi lý thuyết luật giao thông

Lý thuyết là phần thi bắt buộc bao gồm 30 câu hỏi trong 20 phút. Để đạt điểm qua và tiếp tục thi phần sa hình thứ 2 đòi hỏi các tài xế cần đạt 26/30 câu với B2 và 28/30 câu với các hạng còn lại. Về chi tiết thì trong 30 câu đó sẽ có 15 câu lý thuyết chung và 9 cầu ý nghĩa các loại biển báo và 6 câu về giải sa hình. 

– Thi sa hình trên sân tập

Tiếp theo sau khi vượt qua được phần lý thuyết thì sẽ đến với phần thi thực hành trên sân tập. Phần thi này bao gồm 11 bài thi sa hình và điểm đạt để qua là 80/100. Cụ thể, các bài thi đó là: Xuất phát -> Dừng xe ô tô nhường đường cho người đi bộ -> Dừng xe, khởi hành trên dốc lên -> Đi xe qua hàng đinh, qua đường vuông góc ( chữ Z) ->  Đi xe qua ngã 4 có tín hiệu điều khiển giao thông -> Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S) -> Ghép xe vào nơi đỗ -> Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt -> Thay đổi số tăng giảm tốc độ -> Kết thúc

– Thi đường trường

Đây là phần thi cuối cùng, nếu vượt qua là các chủ xế hộp sẽ nắm chắc trong tay tấm bằng lái xe. Tuy nhiên, đây lại là phần thi khó khăn và nhọc nhằn nhất bởi độ khó khá cao, yêu cầu thí sinh phải có kỹ năng lái xe tốt. Trong phần thi này, giám khảo chỉ yêu cầu bạn thực hiện một số thao tác vào số  1, 2, 3, 4 và chạy 1 đoạn khoảng 500 mét là hoàn thành.

Để có một phần thi tốt, thành công các bạn hãy chuẩn bị cho mình đầy đủ kiến thức, nắm bắt đầy đủ kỹ năng cũng như quy trình thi bằng lái, tinh thần thoải mái, tự tin để có thể vượt qua bài thi một cách dễ dàng nhất. Mong rằng với những phút lưu lại trên bài viết này đã cung cấp cho các bạn đọc giả nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả: Cao Thanh Lâm
Tags:
Cao Thanh Lâm
Tác giả
Cao Thanh Lâm
Mạng xã hội

Gọi lại ngay cho tôi




    Bảng màu xe Ford Ranger 2018 đang phân phối tại Việt Nam
    1900 988 910
    Tư vấn miễn phí