[Giải đáp] Đi xe ô tô điện có cần bằng lái không?
Mục lục bài viết
Ô tô điện dự kiến sẽ trở thành một phương tiện giao thông phổ biến nhờ vào ưu điểm vận hành đơn giản, bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh này, một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là liệu việc đi xe ô tô điện có cần bằng lái không, và nếu có thì đó là bằng lái xe hạng nào. Ngoài ra, quy định khi lái ô tô điện có khác biệt so với lái ô tô chạy xăng hay không cũng là vấn đề đáng chú ý. Để giải đáp những thắc mắc này, theo dõi ngay bài viết dưới đây của Zestech nhé.
1. Điều khiển xe ô tô điện có cần bằng lái không?
Xe ô tô điện có cần bằng lái không? Thực tế, sự khác biệt quan trọng nhất giữa ô tô điện và các loại xe sử dụng động cơ đốt trong là nguồn năng lượng để vận hành. Xe điện sử dụng năng lượng điện thay vì nhiên liệu xăng hoặc dầu để kích hoạt động cơ.
Vậy nên, dựa theo thông tư số 86/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, ô tô điện khi tham gia giao thông, điều kiện bắt buộc người điều khiển phải có giấy phép lái xe còn hiệu lực và tuân thủ đúng theo quy định pháp luật. Người lái được phép sử dụng bằng lái xe thông thường, cụ thể là hạng B1 trở lên (tùy thuộc vào phân loại xe) mà không cần phải có bằng lái xe ô tô điện riêng biệt.
Bên cạnh đó, người lái xe ô tô điện nói riêng và xe cơ giới nói chung cần tuân thủ đầy đủ các quy định, bao gồm tuổi tác, tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần, cũng như các điều kiện khác. Trong trường hợp không có giấy phép lái, người lái sẽ phải đối mặt với nhiều hình phạt khác nhau.
Như vậy, việc đi xe ô tô điện có cần bằng lái không đã có câu trả lời rõ ràng từ quy định của Bộ Giao thông Vận tải nêu trên.
Tìm hiểu thêm: Top 5 xe ô tô điện có mức giá tốt nhất hiện nay
2. Một số quy định quan trọng về ô tô điện
2.1 Bằng lái nào có thể điều khiển xe ô tô điện?
Vấn đề đi xe ô tô điện có cần bằng lái không đã được làm rõ. Tuy nhiên, để điều khiển xe ô tô điện, bằng lái nào là phù hợp?
Theo quy định, để có thể vận hành và tham gia giao thông cùng dòng xe ô tô điện, người lái cần phải sở hữu bằng lái hạng B1 trở lên.
Dưới đây là các loại phương tiện mà người lái có bằng lái hạng B1 được phép điều khiển:
+ Xe ô tô chở 9 người trở xuống, bao gồm cả ghế tài xế, trong đó có cả xe ô tô điện.
+ Xe ô tô tải có tải trọng cho phép dưới 3.500kg.
Để có được bằng lái xe ô tô điện hạng B1, người lái cần đáp ứng các điều kiện, chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục tương tự như khi xin bằng lái xe ô tô hạng B1 thông thường. Cụ thể như sau:
- Độ tuổi từ 18 trở lên (Đối với nam) và từ 20 trở lên (Đối với nữ).
- Sức khỏe đủ yêu cầu để lái xe theo quy định của Bộ Y tế (giấy khám sức khỏe có hiệu lực không quá 3 tháng từ ngày nộp hồ sơ).
- Bằng tốt nghiệp cấp trung học cơ sở trở lên.
- Tham gia và hoàn thành khóa đào tạo, sát hạch lái xe ô tô hạng B1 theo chương trình do Bộ Giao thông Vận tải quy định.
Tìm hiểu thêm: Những thông tin cụ thể về bằng lái xe B1
2.2 Quy định xử phạt khi không có/không mang bằng lái xe ô tô điện
Quy định xử phạt liên quan đến việc không có hoặc không mang theo bằng lái khi điều khiển ô tô điện tương tự như các phương tiện cơ giới khác. Người lái xe sẽ phải chịu trách nhiệm và đối mặt với hình phạt theo quy định của pháp luật, chi tiết như sau:
+ Điều khiển xe ô tô điện không có bằng lái xe:
Căn cứ vào điểm b, khoản 9 Điều 21 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Theo quy định này, người điều khiển xe ô tô điện mà KHÔNG CÓ bằng lái sẽ phải chịu mức phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng.
+ Điều khiển xe ô tô điện không mang theo bằng lái xe:
Theo điểm a, khoản 3 Điều 21 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển ô tô điện KHÔNG MANG theo bằng lái khi lái xe trên đường sẽ bị phạt tiền trong khoảng từ 200.000 – 400.000 đồng.
Việc vi phạm lỗi không có bằng lái và không mang theo bằng lái khi điều khiển ô tô điện là hai trường hợp hoàn toàn khác nhau, với mức phạt được quy định riêng biệt. Vậy nên, ngoài việc tìm hiểu xe ô tô điện có cần bằng lái không, người lái cần lưu ý đến những quy định này để tránh các sai sót khi bị xử phạt.
2.3 Quy định về đăng kiểm xe ô tô điện
Bên cạnh câu hỏi về việc xe ô tô điện có cần bằng lái không, nhiều người cũng quan tâm đến các quy định liên quan đến đăng kiểm và biển số xe của ô tô điện. Đối với những chiếc xe không được sử dụng cho dịch vụ vận tải kinh doanh, theo thông tư số 02/2023/TT-BGTVT về sửa đổi và bổ sung một số điều trong Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), quy trình đăng kiểm sẽ được thực hiện theo chu kỳ như sau:
- Ô tô mới chưa qua sử dụng: Miễn đăng kiểm kéo dài 30 tháng.
- Ô tô có thời hạn sản xuất 7 năm: Chu kỳ đăng kiểm 18 tháng.
- Ô tô có thời hạn sản xuất từ 7 – 12 năm: Chu kỳ đăng kiểm là 12 tháng.
- Ô tô có thời hạn sản xuất trên 12 năm: Chu kỳ đăng kiểm 6 tháng.
Theo quy định tại Phụ lục II, Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, quy trình đăng kiểm ô tô điện có một điểm khác biệt so với xe chạy xăng/dầu, đó là trong công đoạn kiểm tra khí thải. Ô tô điện, vận hành bằng hệ thống pin, không tạo ra quá trình đốt cháy nhiên liệu trong động cơ, không gây ra khí thải có hại cho môi trường. Thay vào đó, ô tô điện sẽ phải kiểm tra hệ thống pin, động cơ điện và sạc.
Do đó, quy trình đăng kiểm ô tô điện sẽ bao gồm các bước như sau:
- Nộp hồ sơ (bao gồm giấy đăng ký xe hoặc giấy hẹn cấp giấy đăng ký, bản sao giấy kiểm tra chất lượng xe xuất xưởng).
- Kiểm tra xe (bao gồm kiểm tra tổng quát, phần trên, phanh và trượt ngang, môi trường, phần dưới).
- Dán tem ô tô điện (tem xanh cho xe không kinh doanh vận tải, tem vàng cho xe kinh doanh vận tải).
Đăng kiểm ô tô điện là một trách nhiệm bắt buộc và phải được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền. Chủ sở hữu ô tô điện cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ trước khi kiểm định và nắm rõ quy định về thời hạn, chi phí đăng kiểm, đối tượng được phép đưa xe đi kiểm định, và các điều kiện khác để tránh việc bị xử phạt.
2.4 Quy định về bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với dòng xe ô tô điện
Từ năm 2021 trở đi, các chủ xe ô tô điện và xe cơ giới nói chung khi tham gia giao thông phải mang theo bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Đây được coi là một loại bảo hiểm quan trọng, với mức phí hiện tại (đến năm 2023) là 437.000 VNĐ đối với các xe không dùng cho mục đích kinh doanh vận tải và có 6 chỗ ngồi trở xuống. Thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 1 năm, và thời gian tối đa phụ thuộc vào chu kỳ kiểm định định kỳ của xe.
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp chủ xe giải đáp thắc mắc “Xe ô tô điện có cần bằng lái không”. Cùng với đó là những quy định quan trọng khi điều khiển phương tiện này.
Ngoài ra, nếu chủ xe đang có nhu cầu nâng cấp các trải nghiệm giải trí, an toàn trên ô tô điện, tham khảo ngay Android Box Zestech tích hợp được trên xe ô tô điện. Zestech tự hào là đơn vị tiên phong tại Việt Nam phân phối sản phẩm Android Box chính hãng tích hợp được trên xe ô tô điện với tiêu chuẩn xuất Mỹ.
Tìm hiểu chi tiết tại: Android Box tích hợp được trên xe ô tô điện
Bắt đầu từ tình yêu, niềm đam mê với xế hộp cùng các thiết bị ô tô thông minh, tôi gia nhập Zestech với vị trí chuyên viên Content Marketing cho Zestech.vn – thương hiệu tiên phong về màn hình ô tô và Android box ô tô. Hy vọng những nội dung tôi tìm hiểu được từ thực tiễn sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích, mới lạ. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về bất kỳ thông tin nào liên quan đến ô tô, hãy để lại bình luận bên dưới. Tôi sẽ cố gắng giải đáp và gửi đến bạn trong thời gian sớm nhất!