Tin tức

An toàn giao thông là gì và xử lý vi phạm như thế nào?

Theo thống kê, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tai nạn giao thông cao nhất thế giới, gây ra hàng nghìn ca tử vong và thương tật mỗi năm. Để giảm thiểu những hậu quả nghiêm trọng này, cần có sự nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người tham gia giao thông, cũng như sự quan tâm và hỗ trợ của chính quyền địa phương, tuyên truyền về an toàn giao thông là một việc làm hết sức quan trọng!

1. An toàn giao thông là gì?

Một định nghĩa chung cho an toàn giao thông là việc bảo vệ những người tham gia giao thông khỏi những rủi ro, nguy hiểm có thể gây ra thương tích hoặc tử vong. An toàn giao thông được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.

Để đảm bảo an toàn giao thông, cần có sự tuân thủ các quy tắc, pháp luật về giao thông của những người tham gia giao thông, cũng như có sự nhận thức và văn hóa khi xử lý các tình huống giao thông.

Những người tham gia giao thông có trách nhiệm chọn lựa cách hành xử an toàn cho bản thân và cho người khác. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều người tham gia giao thông vi phạm các quy định pháp luật về giao thông, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho an toàn giao thông.

An toàn giao thông là gì và xử lý vi phạm như thế nào?
An toàn giao thông là gì và xử lý vi phạm như thế nào?

2. Nguyên nhân gây mất trật tự an toàn giao thông

Một số yếu tố gây ra tình trạng thiếu an toàn giao thông có thể được phân loại như sau:

2.1. Yếu tố do con người

  • Một số người dân không có đủ kiến thức về các quy chế và luật lệ giao thông, đặc biệt là ở những vùng nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
  • Một số người dân có ý thức thấp về việc tuân thủ luật giao thông, dù đã biết rõ các quy định nhưng vẫn cố ý vi phạm: chạy quá tốc độ, vượt ẩu, đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm, lấn làn, uống rượu bia rồi lái xe,…
Nguyên nhân gây mất trật tự an toàn giao thông
An toàn giao thông là gì – Nguyên nhân gây mất trật tự an toàn giao thông

2.2. Yếu tố do điều kiện giao thông

  • Do các sự cố bất ngờ xảy ra với phương tiện.
  • Do cơ sở hạ tầng giao thông bị hư hỏng hoặc đang trong quá trình sửa chữa làm cho đường xá xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi gây nguy hiểm.
  • Do sự bố trí các biển báo giao thông chưa phù hợp và nhất quán.
  • Do các biện pháp xử lý vi phạm luật giao thông chưa đủ mạnh để răn đe.

3. Trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông

Đảm bảo an toàn giao thông là trách nhiệm của mọi cá nhân, cơ quan và tổ chức trong xã hội. Điều này được quy định rõ ràng tại khoản 4 Điều 4 Luật Giao thông đường bộ, theo đó việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Do đó, không chỉ người tham gia giao thông mà cả các cơ quan, tổ chức liên quan cũng phải có ý thức và hành động trách nhiệm để bảo vệ an toàn giao thông. Người tham gia giao thông phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc giao thông, bảo vệ sự an toàn của bản thân và người khác.

Người sở hữu và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện khi tham gia giao thông. Những hành vi vi phạm pháp luật giao thông sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, cần có sự nỗ lực của cả xã hội để nâng cao ý thức và thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông. Các cơ quan chức năng cần phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục và kiểm tra, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm an toàn giao thông để có hiệu quả răn đe.

Trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông
Trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông

4. Tác dụng của việc đảm bảo an toàn giao thông

An toàn giao thông là một trong những mối quan tâm hàng đầu của xã hộ, bởi vì nó liên quan đến sức khỏe, tính mạng và tài sản của mọi người.

Nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của người tham gia giao thông, nhà nước đã ban hành nhiều quy định, hướng dẫn và chế tài xử phạt nhằm bảo đảm an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông đến mức tối thiểu.

An toàn giao thông không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn cho cộng đồng và đất nước như:

– Bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, giảm số người bị thương, tử vong do tai nạn giao thông.

– Tiết kiệm chi phí kinh tế bao gồm chi phí điều trị cho nạn nhân, chi phí sửa chữa phương tiện, cơ sở hạ tầng, giảm ùn tắt giao thông và các vấn đề khác.

Tác dụng của việc đảm bảo an toàn giao thông
Tác dụng của việc đảm bảo an toàn giao thông

5. Xử phạt khi vi phạm an toàn giao thông

Một số hành vi tham gia giao thông đường bộ mà không tuân thủ quy định của pháp luật sẽ bị xem là vi phạm và bị xử lý theo quy định. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vi phạm mà người tham gia giao thông có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy tố hình sự.

5.1. Xử phạt hành chính

Theo Điều 21, Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người vi phạm có thể bị phạt như sau:

  • Cảnh cáo.
  • Phạt tiền lên đến 75 triệu đồng đối với cá nhân và 150 triệu đồng đối với tổ chức.
  • Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, giấy phép hành nghề.
  • Bị tạm giữ, tịch thu phương tiện vi phạm.
Xử phạt khi vi phạm an toàn giao thông
Xử phạt khi vi phạm an toàn giao thông

5.2. Truy tố hình sự

Người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội được quy định tại Mục 1, Chương XXI của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như:

  • Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ;
  • Tội cản trở giao thông đường bộ;
  • Tội đua xe trái phép,…

Bài viết trên đây là thông tin giải thích cho câu hỏi: “An toàn giao thông là gì?” Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc hay đóng góp ý kiến nào, xin vui lòng để lại bình luận ở phía dưới, ZESTECH sẽ cố gắng giải đáp sớm nhất có thể. Chúc Quý bạn đọc có một ngày vui vẻ!

Xem thêm các bài viết liên quan:

Mức phạt khi vi phạm luật an toàn giao thông

Tổng hợp các loại biển báo an toàn giao thông phổ biến nhất mà bạn nên biết

Khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông là bao nhiêu?

Mức phạt không có bằng lái khi tham gia giao thông?

Những lỗi vi phạm giao thông các tài xế thường mắc phải nhất

Đánh giá bài viết
Tác giả: MINH NHẬT VŨ
Tags:
MINH NHẬT VŨ
Tác giả
MINH NHẬT VŨ

Tôi là Vũ Minh Nhật, là biên tập viên chuyên môn của Zestech.vn – đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp Màn hình AndroidAndroid Box cho ô tô tại Việt Nam. Với nền tảng kiến thức vững chắc, niềm yêu thích và đam mê sâu sắc với công nghệ, tôi luôn nỗ lực mang đến cho độc giả những bài viết chất lượng, bổ ích và chính xác nhất về các sản phẩm và dịch vụ của Zestech. Tôi hy vọng rằng những nội dung do tôi biên soạn sẽ giúp độc giả có được những thông tin hữu ích nhất và những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng các sản phẩm của Zestech.

Mạng xã hội

Gọi lại ngay cho tôi




    CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI BÙNG NỔ CHÀO HÈ 2024
    1900 988 910
    Tư vấn miễn phí