Tin tức

Tìm hiểu cơ quan nào thực hiện thủ tục sang tên xe ô tô?

Bên cạnh quy trình, hồ sơ sang tên xe thì cơ quan nào thực hiện thủ tục sang tên xe ô tô cũng đang là vấn đề rất được quan tâm. Việc nắm bắt rõ cơ quan thực hiện chính xác giúp cho khách hàng có thể đến đúng địa điểm chính xác để thực hiện sang tên mà không tốn thêm thời gian tìm hiểu và tránh trường hợp đến nhầm nơi. Hiểu được điều đó, bài viết sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin hữu ích giúp các bạn giải đáp được thắc mắc nêu trên nhé.

>> Thủ tục mua bán xe ô tô cũ chi tiết 2020 bạn cần biết

1. Cơ quan thực hiện thủ tục sang tên xe ô tô?

Thủ tục mua bán xe ô tô cũ

Cơ quan thực hiện thủ tục sang tên xe ô tô

Mua xe ô tô cũ đang và sẽ tiếp tục là xu hướng mới, với ưu điểm giảm thiểu được chi phí mua xe đồng thời vẫn đáp ứng được được yếu tố chất lượng. Khi mua xe ô tô cũ để có thể tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật các tài xế cần thực hiện thủ tục sang tên. Chính vì thế mà việc nắm quy định của pháp luật về cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục sang tên càng quan trọng hơn. Vậy cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện? Hãy cùng xem lại điều 3 thông tư 58/2020/TT-BCA ngay sau đây để biết chi tiết nhé:

– Các loại xe của Bộ Công an, xe cơ quan ngoại giao, xe của các tổ chức quốc tế, xe của người nước ngoài làm việc trong các cơ quan kể trên, xe của các tổ chức quy định thì sẽ được cục cảnh sát giao thông đăng ký và cấp biển số xe.

– Còn đối với các loại xe như: Xe ô tô, máy kéo, rơ-moóc, sơmi rơ-moóc, xe mô tô dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe quyết định tịch thu và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương; Xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe có kết cấu tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện của cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương và tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú tại quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi Phòng Cảnh sát giao thông đặt trụ sở thì sẽ được phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Phòng Cảnh sát giao thông) đăng ký, cấp biển số các loại xe

– Còn đối với các loại xe như xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện,…sẽ được công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Công an cấp huyện) đăng ký, cấp biển số xe.

Các cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện thủ tục sang tên xe ô tô có trách nhiệm quản lý và lưu trữ hồ sơ theo quy định. Đồng thời phải thực hiện đúng các bước như thủ tục, lệ phí và xử phạt vi phạm quy định về đăng ký, cấp biển số xe.

>> Mua xe ô tô hạng sang cũ có những ưu và nhược điểm gì?

2. Tìm hiểu thủ tục sang tên xe ô tô 2021 chính xác nhất

Hồ sơ cần chuẩn bị

thực hiện thủ tục sang tên xe ô tô

Hồ sơ cần chuẩn bị

Đầu tiên khi chuẩn bị sang tên xe ô tô cũ các bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hồ sơ cần thiết. Bao gồm:

+ Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu).

+ Giấy chứng nhận đăng ký xe.

+ Giấy công chứng chứng từ chuyển quyền sở hữu xe

+ Biên lai chứng từ lệ phí trước bạ

+ Hồ sơ gốc của xe 

– Chi phí thực hiện

Chi phí để thực hiện thủ tục sang tên ô tô được quy định theo Nghị định 20/2019/NĐ-CP như sau: 

Mức thu lệ phí trước bạ với xe cũ = 2% x giá trị còn lại của xe

Trong đó giá trị còn lại của xe được tính dựa trên thời gian sử dụng của xe. Những chiếc xe có thời gian mua càng ngắn thì giá trị càng cao và ngược lại. Cụ thể giá trị còn lại của xe được tính như sau:

Giá trị còn lại của tài sản = Giá trị tài sản mới x  % chất lượng còn lại của tài sản

Với % chất lượng còn lại của tài sản được tính như sau:

STT

Thời gian sử dụng

Giá trị còn lại của xe so với xe mới

1

Trong 1 năm

90%

2

Từ trên 1 – 3 năm

70%

3

Từ trên 3 – 6 năm

50%

4

Từ trên 6 – 10 năm

30%

5

Trên 10 năm

20%

Bảng giá trị % chất lượng còn lại của tài sản

– Quy trình thực hiện

thực hiện thủ tục sang tên xe ô tô

Quy trình thực hiện sang tên xe ô tô

+ Bước 1: Đầu tiên các bạn tiến hành công chứng các giấy tờ và hồ sơ cần thiết để nộp cho cơ quan chức năng. Cụ thể đó là công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô, chia hợp đồng ra làm 3 bản chính mỗi bên giữ một bản. Sau khi xong tiến hành nộp hồ sơ 

+ Bước 2: Nộp lệ phí trước bạ. Khi đi mang theo toàn bộ giấy tờ xe cùng với giấy công chứng mua bán đến cục thuế nơi bạn sinh sống. 

+ Bước 3: Nếu việc mua bán xe diễn ra khác tỉnh thì các bạn cần rút lại hồ sơ gốc của xe để sang tên và đổi biển số mới theo tỉnh. Khi đi mang theo hồ sơ đã chuẩn bị sẵn như trên và nộp lên cơ quan có thẩm quyền để được xử lý. Sau khi được phê duyệt các bạn có thể nhận lại hồ sơ gốc để tiến hành các thủ tục tiếp theo.

+ Bước 4: Tiếp theo tiến hành nộp hồ sơ và giấy chứng nhận đăng ký xe mới lên các cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là phòng cảnh sát giao thông. Tại đây sau khi kiểm tra hồ sơ bạn sẽ nhận được một giấy hẹn, đúng thời gian hẹn các bạn lên nhận giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô mới.

+ Bước 5: Cũng là bước cuối cùng, sau khi nhận giấy đăng ký xe mới các bạn tiến hành đưa xe đi kiểm định và làm sổ đăng kiểm mới.

Trên đây là bài viết chia sẻ tất tần tật các thông tin về cơ quan thực hiện thủ tục sang tên xe ô tô cũng như quy trình thực hiện chính xác nhất. Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết này đã mang đến cho các bạn đọc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Xem thêm: man hinh oto

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả: Cao Thanh Lâm
Tags:
Cao Thanh Lâm
Tác giả
Cao Thanh Lâm
Mạng xã hội

Gọi lại ngay cho tôi




    Toyota Hilux Hybrid 48V có gì hấp dẫn người dùng?
    1900 988 910
    Tư vấn miễn phí