Tin tức

Giấy tờ xe ô tô gồm những gì? Không mang theo giấy tờ phạt bao nhiêu?

Khi tham gia giao thông, bất kể là xe máy hay ô tô thì chủ phương tiện đều phải mang theo đầy đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật. Như vậy cơ quan có chức năng sẽ dễ dàng quản lý và truy cứu trách nhiệm nếu chẳng may xảy ra va chạm. Trong trường hợp khi bị kiểm tra, bạn không có đầy đủ giấy tờ thì sẽ bị phạt hành chính hoặc có thể bị thu giữ xe tùy mức độ nặng nhẹ của vấn đề.

Như vậy, bạn cần nắm rõ giấy tờ xe ô tô gồm những gì? Việc không mang theo giấy tờ xe sẽ bị phạt bao nhiêu? Hãy cùng Zestech.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Giấy tờ xe ô tô gồm những gì?

tim-hieu-giay-to-xe-o-to-gom-nhung-gi
Giấy tờ xe ô tô gồm những gì?

Giấy tờ xe ô tô gồm những gì? Theo quy định được ghi trong Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, giấy tờ được coi là đầy đủ khi tham gia giao thông bao gồm: 

  • Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện giao thông
  • Giấy đăng ký xe ô tô
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự 
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (Sổ đăng kiểm xe ô tô – được cấp sau khi kiểm tra xe có đủ điều kiện để tham giao lưu thông)

Trong trường hợp xe ô tô đang trả góp thì Giấy đăng ký xe sẽ được thay thế bằng giấy tờ bản gốc do phía ngân hàng cung cấp. Tất cả các giấy tờ liên quan cũng đều phải là bản gốc thì mới có hiệu lực. Điều nay được quy định rõ tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, trong Nghị định 171/2013/NĐ-CP có quy định nếu người lái xe vi phạm quy định giao thông đường bộ mà phải áp dụng biện pháp tước giấy phép lái xe hay tạm giữ giấy tờ thì người vi phạm cần phải hoàn tất thủ tục nộp phạt mới được trả lại giấy tờ chính. 

Ngoài ra, một vấn đề quan trọng cần lưu ý là người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông phải có đầy đủ sức khỏe và độ tuổi cho phép lái xe theo quy định. Theo đó, đối với hạng B1, B2, người lái phải đủ 18 tuổi trở lên, Hạng C (xe ô tô tải, máy kéo từ 3.5 tấn), người lái bắt buộc phải đủ 21 tuổi trở lên. 

Đối với chủ xe đang tập lái, khi tham gia giao thông bắt buộc phải thực hành trên phương tiện tập lái, có giáo viên hướng dẫn đi kèm để đảm bảo an toàn và đúng quy định. 

Quy định không mang theo giấy tờ phạt bao nhiêu?

Giấy tờ xe ô tô gồm những gì? Với những thông tin trên, chắc chắn chủ phương tiện đã nắm rõ những giấy tờ cần thiết và quy định liên quan. Việc mang theo đầy đủ giấy từ là rất quan trọng để tránh việc bị xử phạt khi cảnh sát giao thông hoặc các lực lượng chức năng kiểm tra hành trình. Vậy trong trường hợp không mang theo giấy tờ thì sẽ bị phạt bao nhiêu?

Điều này được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 123/100/2021/NĐ-CP với mức phạt không có giấy tờ như sau: 

Quên mang theo giấy phép lái xe của người điều khiển xe

giay phep lai xe o to
Giấy phép lái xe ô tô

Theo Điểm b Khoản 8 Điều 21 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP, lỗi người tham gia giao thông không mang theo Giấy phép lái xe sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng – 400.000 đồng. Trường hợp người lái có Giấy phép lái xe được cấp bởi các quốc gia tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 nếu không mang giấy phép lái xe sẽ bị phạt từ 5.000.000 VNĐ – 7.000.000 VNĐ và bị tạm giữ phương tiện 7 ngày trước khi khi ra quyết định xử phạt.

Đặc biệt, trường hợp nghiêm trọng là không có giấy phép lái xe, sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng giấy phép bị tẩy xóa, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt theo Điểm b khoản 8 Điều 21 với mức phạt từ 10.000.000 VNĐ – 12.000.000 VNĐ. 

Vậy giấy tờ xe ô tô gồm những gì – Giấy phép lái xe là loại giấy tờ vô cùng quan trọng, để tránh bị phạt với mức phạt tương đối lớn như trên thì chủ phương tiện hãy nhớ luôn mang theo trên xe. 

Quên mang giấy đăng ký xe phạt bao nhiêu?

Giấy tờ xe ô tô gồm những gì? Giấy đăng ký xe là một trong những loại giấy tờ cần thiết. Nếu không mang theo (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc), bạn sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng – 400.000 đồng, theo điểm b Khoản 3 Điều 21. 

Trường hợp không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký đã hết hạn, người điều khiển phương tiện ô tô sẽ phải chịu mức phạt từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 16. 

Không mang giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự

Nếu người điều khiển phương tiện xe khi tham gia giao thông không mang/không có giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự còn hiệu lực sẽ bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng, điều này được quy định theo điểm b Khoản 4 Điều 21.

Ngoài giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bắt buộc thì giấy tờ xe ô tô gồm những gì, chủ xe nên bổ sung thêm bảo hiểm xe tự nguyện. Đây là loại bảo hiểm không bắt buộc người điều khiển giao thông phải tham gia. Bạn có thêm mua thêm để đảm bảo quyền lợi chi trả bồi thường tài chính về tài sản hoặc người trên xe khi gặp tai nạn, sự cố. Nếu chủ phương tiện có loại giấy tờ này nhưng không mang khi được kiểm tra thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng – 600.000 đồng. 

giay-chung-nhan-bao-hiem-tu-nguyen-cua-chu-xe-o-to
Giấy chứng nhận bảo hiểm tự nguyện chủ xe ô tô

Thiếu sổ đăng kiểm xe ô tô (Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới)

Đối với lỗi không mang sổ đăng kiểm (Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới) thì sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng – 400.000 đồng theo như Điểm c Khoản 3 Điều 21. 

Trường hợp Giấy chứng nhận của bạn đã hết hạn dưới 1 tháng mà chưa đi gia hạn tiếp thì người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 3.000.000 VNĐ – 4.000.000 VNĐ theo như quy định nêu rõ tại Điểm a Khoản 5 Điều 16 thuộc Nghị định 123/100/NĐ-CP.

Một số lưu ý lái xe ô tô an toàn chủ xe cần biết

Ngoài việc tìm hiểu giấy tờ xe ô tô gồm những gì, chủ xe khi tham gia giao thông cần điều khiển phương tiện tuân thủ đúng quy định của Luật giao thông đường bộ. Như vậy không chỉ giúp bạn lái xe an toàn mà còn tránh bị cảnh sát giao thông xử phạt. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn:

  • Chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, nếu vi phạm sẽ bị xử phạm từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.
  • Vượt xe phải báo hiệu bằng còi hoặc đèn theo Luật giao thông đường bộ 2008
  • Nắm rõ 7 khu vực không được lùi xe theo Khoản 1 Điều 16: khu vực cấm dừng, phần đường dành cho người đi bộ, khu vực đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau với đường sắt, hầm đường bộ, đường cao tốc, khu vực có tầm nhìn bị che khuất.
  • Nhường đường cho các phương tiện được quyền ưu tiên là xe cứu hỏa, xe quân sự, công an làm nhiệm vụ, xe cứu thương, xe làm nhiệm vụ khắc phục thiên tai, đoàn xe tang. Nếu vi phạm, mức xử phạm sẽ từ 600.000 VNĐ – 5 triệu đồng (tùy loại phương tiện bạn điều khiển).
  • Tuân thủ các biển báo hiệu đường bộ để di chuyển an toàn với biển báo cấm, biển báo hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm, biển báo chỉ dẫn, biển phụ.
  • Luôn đi đúng tốc độ cho phép tại cung đường di chuyển và giữ khoảng cách an toàn đối với các phương tiện phía trước.

Bạn có thể trang bị cho xế yêu màn hình android ô tô Zestech. Đây là thiết bị hỗ trợ người lái di chuyển an toàn với tính năng cảnh báo giới hạn tốc độ, lấn làn, hỗ trợ đọc biển báo giao thông,…vô cùng hữu ích khi tham gia giao thông. Đây là màn hình ô tô duy nhất đạt tiêu chuẩn xuất Mỹ hiện nay, được phủ sóng tại hơn 750 đại lý trên toàn quốc với mức giá niêm yết, bảo hành lên tới 5 năm. 

canh-bao-gioi-han-toc-do-tren-man-hinh-zestech
Cảnh báo giới hạn tốc độ trên màn hình Zestech

Giấy tờ xe ô tô gồm những gì? Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được thông tin với 4 loại giấy tờ quan trọng cần mang đi khi tham gia giao thông. Theo dõi website Zestech.vn để tiếp tục được cập nhật các thông tin mới nhất về luật giao thông. Nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm màn hình android ô tô Zestech để hỗ trợ lái xe an toàn, liên hệ hotline 1900 988 910 để được tư vấn ngay hôm nay nhé. 

Đánh giá bài viết
Tác giả: Cao Thanh Lâm
Tags:
Cao Thanh Lâm
Tác giả
Cao Thanh Lâm
Mạng xã hội

Gọi lại ngay cho tôi





    Cách đấu đèn pha trực tiếp vào ắc quy cực đơn giản
    1900 988 910
    Tư vấn miễn phí