Kinh nghiệm lái xe an toàn cho phụ nữ mang thai
Mục lục bài viết
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, phụ nữ ngày càng trở nên độc lập và đôi khi phụ nữ mang bầu vẫn phải tự lái ôtô để di chuyển hàng ngày. Do vậy, để đảm bảo sự an toàn cho các mẹ bầu, Zestech xin được đưa ra một số lời khuyên cần thiết để những người sắp làm mẹ có thể lái xe an toàn.
Phụ nữ có nên lái xe không?
Ngày nay, xóa bỏ dần quan niệm “trọng nam khinh nữ”, nữ giới cũng thời nay bắt đầu chủ động hơn trong việc tự lái xe riêng di chuyển. Tuy nhiên vẫn rất nhiều người cho rằng, phụ nữ không nên lái xe mà việc này thuộc về đàn ông hay những quan điểm ” phụ nữ lái xe gây nguy hiểm, tai nạn” vì vậy câu hỏi đặt ra ở đây là vậy rốt cuộc phụ nữ có nên lái xe không?
Thứ nhất, Zestech xin được đề cập tới các ưu điểm khi phụ nữ biết lái xe
- Đầu tiên là chủ động hơn trong việc di chuyển, chị em phụ nữ sẽ không còn phụ thuộc vào cánh mày râu mỗi khi cần đi lại
- Lý do thứ hai mà các anh chồng rất thích khi các chị em biết lái xe ô tô đó là có cánh tay đắc lực làm “tài xế phụ” mỗi khi đi tiệc tùng mà phải uống rượu bia. Nhất là khi việc kiểm soát các tài xế lái xe khi đã uống rượu bia đang gắt gao hơn bao giờ hết sau khi có nghị định 100
- Không phải tất cả, nhưng đa số phụ nữ lái xe cẩn thận hơn đàn ông. Điều này nếu đưa ra sẽ phải tranh luận khá nhiều. Chúng ta nên nhìn nhận một cách công bằng hơn đối với phụ nữ.
Tuy nhiên, rất nhiều chị em phụ nữ khi bắt đầu học lái xe không biết nên theo giấy phép lái xe nào: B1, B2 hay C? Thật ra điều này cũng tùy thuộc chủ yếu vào nhu cầu của các chị em. Nhưng đến 70% lời khuyên sẽ là bằng lái xe B1, loại giấy phép lái xe dành cho những tài xế điều khiển xe ô tô số tự động. Bởi vì phụ nữ học lái xe ô tô bằng B1 sẽ đơn giản hơn khá nhiều, cả lý thuyết và thực hành đều dễ hơn so với bằng B2. Lái xe số tự động bao giờ cũng dễ hơn lái xe số sàn. Tuy nhiên chi phí cho việc học bằng lái xe B1 có cao hơn chút, tuy nhiên sẽ tiết kiệm được thời gian và các chi phí khác chẳng hạn như không may thi lại, hay việc đi xin cấp lai bằng lái sau mỗi một khoảng thời gian hết hạn.
Những điều bà bầu cần lưu ý khi lái xe Ô tô
Đối với những chị em phụ nữ mang thai, cơ thể thay đổi khiến lái xe trở nên bất tiện hơn thì việc lái xe cũng tiềm ẩn những nguy cơ nhất định. Vậy các bà bầu cần lưu ý gì khi lái xe Ô tô để đảm bảo an toàn nhất:
Thắt dây an toàn hợp lý khi lái xe
Bản chất đối với phụ nữ khi mang thai thì cơ thể cũng biến đổi, bụng to ra khiến đi lại khó khăn, trong khi đó việc thắt dân an toàn cũng trở nên khó khăn bỏi vì nếu thắt chặt quá hoặc không phù hợp thì sẽ gây khó chịu hoặc ảnh hưởng cho thai nhi. Do vậy, người điều khiển đầu tiên cần ăn mặc thoải mái dễ chịu và tránh mặc áo khoác áo dày làm tăng sự bất tiện. Ngoài ra, dây an toàn cần kéo qua vai, xuống giữa ngực và kéo ngang sang bên bụng. Phần cố định của dây đai phải được đặt ở hông, bên dưới vòng bụng bầu thay vì ngang qua bụng, đảm bảo dây kéo căng và càng phẳng càng tốt theo đường cong của bụng. Người lái không bao giờ đặt đai vai ở phía sau hoặc dưới cánh tay, bởi có thể gặp tổn thương nghiêm trọng nếu tai nạn xảy ra.
Dây an toàn để đảm bảo tránh tai nạn hay các tình huống bất ngờ xảy ra tuy nhiên đối với các bà bầu cần thắt dây an toàn đúng cách để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Thắt dây an toàn đúng cách. Hạn chế mặc những bộ đồ lùng nhùng, khiến dây an toàn không kéo sát người. Nên kéo dây đai qua đùi và áp chiều dẹp của dây vào phần bụng dưới, dây áp càng sát càng tốt. Phẩn trên của dây an toàn cũng phải nằm giữa phần ngực rồi mới kéo chặt lại. Chị em chú ý tuyệt đối không để dây an toàn áp vào phần bụng vì có thể gây sức ép lên thai nhi, đặc biệt khi phanh gấp trên đường
Tuy nhiên, phụ nữ mang bầu nên cố gắng tránh lái xe. Hàng ghế sau ở giữa là nơi an toàn nhất trong xe (trong trường hợp thắt dây an toàn). Trường hợp ngồi ở ghế hành khách trước, phụ nữ mang thai nên kéo ghế lùi lại xa nhất có thể để bảo vệ bụng, đề phòng túi khí bung.
Điều chỉnh vị trí lái phù hợp
Người mang thai cần di chuyển ghế ngồi theo một khoảng cách thoải mái với bàn đạp ga, lý tưởng nhất là ngồi cách tay lái khoảng 250 mm để bảo vệ bụng bầu trong trường hợp túi khí bung ra khi xảy ra tai nạn.
Nếu vô-lăng xe có thể điều chỉnh, người lái nên chuyển tâm của vô-lăng ra khỏi phía bụng và hướng về phía ngực. Sau khi điều chỉnh vị trí ghế ngồi, người điều khiển xe cần điều chỉnh gương chiếu hậu và gương bên ngoài. Trong trường hợp bị đau lưng, người điều khiển xe nên đặt một chiếc gối tròn nhỏ hoặc cuộn khăn lại phía sau lưng để thoải mái hơn khi lái xe.
Giải quyết các cơn thèm ăn và buồn nôn trên xe
Thèm ăn và ốm nghén có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Do đó, người mang thai nên mang nhiều nước và đồ ăn nhẹ yêu thích để thoả mãn những cơn thèm ăn. Để tránh mất tập trung khi lái xe, người mang bầu nên dừng nghỉ ở khu vực an toàn khi cơn thèm ăn kéo tới.
Nghỉ ngơi và hạn chế lái xe
“Bộ não khi mang thai” chịu đựng nhiều căng thẳng hơn bình thường, vì vậy người mang thai nên lên kế hoạch trước cho các chuyến đi. Nếu có thể, phụ nữ có bầu nên tránh lái xe đường dài và nghỉ ngơi thường xuyên để giúp lưu thông máu ở bàn chân. Bàn chân và mắt cá chân dễ bị sưng hơn khi ngồi trong một thời gian dài. Do đó, người mang thai nên nghỉ ngơi, duỗi chân và di chuyển chân, bàn chân và các ngón chân.
Trong xe không nên có nước hoa hoặc các đồ vật mũi nhọn, cứng
Nước hoa có thể là tác nhân gây dị ứng mùi ở mẹ bầu. Một số mẹ bầu dễ bị dị ứng mùi nước hoa có thể cảm thấy buồn nôn, khó thở. Ngoài ra, Methanol là thành phần trong nước hoa cũng không hề tốt cho các mẹ bầu. Vì vậy không nên đặt nước hoa hay túi thơm vào trong xe hơi mà hãy đặt vỏ cam quýt để khử mùi hôi đồng thời giúp mẹ bầu dễ chịu và an toàn hơn.
Một số vật cứng, nhọn cũng không nên đặt trong xe ô tô nhằm hạn chế gây tổn thương cho mẹ bầu khi có trường hợp sự cố xảy ra.
Đang mang thai có được thi bằng lái xe không?
Không có quy định cụ thể rõ ràng về việc phụ nữ đang mang thai có được thi bằng lái xe hay không bởi vì xét theo tùy trường hợp cụ thể thì sẽ quyết định nhưng chị em đang mang thai không nên đi thi bằng lái xe tránh trường hợp sự cố xảy ra. Chị em cũng cần chú ý nếu trong thời gian gần tới thời kỳ sinh nở thì không nên đăng ký học và thi. Ngoài lí do có thể không tham gia được kì thi lấy bằng lái, chị em còn có thể gặp phải những rủi ro liên quan tới sức khỏe và thai nhi. Do đó, hãy chia sẻ và tham khảo ý kiến của các Bác sĩ chuyên khoa và cân nhắc thời gian trước khi học lái xe khi mang thai
Bên trên là tất cả thông tin hữu ích về kinh nghiệm lái xe an toàn cho bà bầu mà Zestech xin gửi tới quý độc giả. Cuối cùng Zestech xin được chúc tất cả mọi người nói chung và các mẹ bầu nói riêng lái xe an toàn trên mọi cung đường của mình.
Tôi là Cao Thanh Lâm – Chuyên Viên cao cấp trong lĩnh vực Ô tô tại thị trường Châu Á. Với kinh nghiệm 20 năm trong nghề, tôi thấu hiểu mong muốn cũng như nhu cầu của khách hàng.
Trong lĩnh vực màn hình ô tô android và android box – Zestech là đơn vị số 1 tại thị trường Việt Nam. Chiếm 70% thị phần trong nước và chuẩn bị phát triển ra Đông Nam Á.