Tin tức

Túi khí xe ô tô có mấy loại? Cách thay và giá bán ra sao?

Túi khí là trang bị nằm trong hệ thống an toàn xe, được lắp đặt tại các vị trí khác nhau trên xe để đảm bảo an toàn cho người lái cũng như hành khách khỏi những va chạm mạnh khi có tai nạn xảy ra. Hiện nay hầu như tất cả các dòng xe ô tô đều được lắp đặt túi khí, tùy vào từng mẫu sẽ có số lượng túi nhất định. Để hiểu rõ hơn hãy cũng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về phân loại, cách thay cũng như giá bán của túi khí ô tô ngay sau bài viết dưới đây nhé.

>> Túi khí ô tô là gì? Những sai lầm thường gặp khiến túi khí phản tác dụng

>> Bỏ túi kinh nghiệm lái xe ô tô an toàn khi đi với tốc độ cao

1. Khái niệm túi khí ô tô là gì?

Túi khí ô tô

Túi khí ô tô (SRS) là trang thiết bị nằm trong hệ thống an toàn của xe, có tác dụng làm hạn chế những va đập và tổn thương đồng thời bảo vệ người lái và hành khách, giảm thiểu các chấn thương khi xe xảy ra va chạm mạnh.

Túi khí được lắp đặt ở nhiều vị trí của xe như phía trước, 2 bên cửa, phía sau,…và ẩn vào bên trong, chỉ khi có va chạm và bị tác động 1 lực thì túi khí mới được kích hoạt căng phồng ra.

Việc xe trang bị thêm túi khí thật sự cần thiết, đảm bảo an toàn tính mạng của người ngồi trên xe. Theo số liệu thống kê được thì túi khí ô tô đã cứu được hơn 25 ngàn người khi xảy ra tai nạn trên khắp nước Mỹ trong vòng 21 năm. Túi khí giúp giảm nguy cơ thương vong cho người lái khi xảy ra tai nạn bất ngờ

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Túi khí ô tô

– Cấu tạo

Túi khí ô tô được cấu tạo từ 3 bộ phận chính đó là: 

+ Hệ thống cảm biến gồm cảm biến trọng lượng, cảm biến va chạm và cảm biến tốc độ, gia tốc

+ Bộ phận kích nổ

+ Túi khí 

– Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của túi khí khá đơn giản, cụ thể như sau:

Đầu tiên khi xe xảy ra va chạm thì bộ phận cảm biến của túi khí sẽ truyền tín hiệu tới ECU, va chạm càng mạnh tín hiệu truyền tới càng nhiều. Khi vượt quá mức quy định thì ECU sẽ truyền tín hiệu để bộ phận kích nổ hoạt động, tạo ra một lượng khí lớn để làm cho các túi khí căng phồng lên. Cuối cùng sau khi đã căng phồng lên thì túi khí sẽ thoát ra một lượng khí nhất định từ lỗ xả  khiến túi xẹp đi nhanh chóng đảm bảo tầm nhìn cho người lái cũng như hành động thoát ra khỏi xe dễ dàng hơn.

Xem thêm: màn android oto , android box ô tô

3. Phân loại túi khí ô tô

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại túi khí được sử dụng. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng và được lắp đặt tại các vị trí trên xe khác nhau. Cụ thể:

– Túi khí phía trước

Túi khí ô tô

Trong tất cả các loại túi khí thì đây là loại phổ biến và được lắp đặt nhiều nhất. Phía trước trở thành mối đe dọa của nhiều tài xế và hành khách trong xe, khi va chạm mạnh theo phản xạ tự nhiên phần đầu và ngực sẽ bị đập mạnh vào kính trước. Khi đó, sử dụng túi khí phía trước có tác dụng bảo vệ phần đầu và phần ngực người ngồi khi xe va chạm trực diện. Túi khí sẽ được kích hoạt trong phạm vi góc đâm thường từ 30 độ tính về cả hai bên đầu xe. Thiết bị được kích nổ nếu mức độ va đập ở phía trước vượt quá giới hạn khi va chạm vào các vật thể cố định và không biến dạng. 

– Túi khí sườn

Túi khí sườn là túi khí được lắp đặt ở vị trí có thể bảo vệ được phần sườn ngang đầu và ngang ngực từ bên hông khi có va chạm mạnh xảy ra trên xe. Túi khí sẽ được kích hoạt khi có tác động từ 2 bên thân xe hoặc khi nhiệt độ trong xe đạt ngưỡng trên 150 độ C 

– Túi khí đầu gối

Túi khí đầu gối

Đây là túi khí được lắp đặt để bảo vệ phần đầu gối của người ngồi trên xe khi có va chạm xảy ra

– Túi khí trên dây đai an toàn

Được lắp đặt trên dây an toàn, túi khí loại này có tác dụng bảo vệ phần ngực của người ngồi khi xảy ra va chạm 

– Túi khí trần xe

 Túi khí được lắp đặt ở phần trần bên trên xe, sẽ được kích hoạt để bảo vệ phần đầu của người ngồi khi xe xảy ra va chạm mạnh 

4. Cách thay túi khí đúng cách

Túi khí ô tô khi đã được kích hoạt thì sẽ không thể tiếp tục hoạt động được nữa, lúc đó các bạn cần phải thay thế một chiếc khác. Ngoài ra dù túi khí không được kích hoạt thì sau tuổi thọ 10 – 12 năm các bạn cũng cần phải thay mới.

Cách thay thế túi khí khá đơn giản, chỉ cần thực hiện theo các bước cơ bản sau đây:

+ Tắt máy và ngắt kết nối dây cáp âm của xe 

+ Sau 30 phút để đảm bảo bộ phận tụ điện mô đun của túi khí đã được ngắt hoàn toàn thì sau đó tiến hành ngắt cầu chì. Cần tháo tất cả các ốc vít cột vô lăng và tháo túi khí cũ ra rồi nối dây túi khí mới vào, đặt lại vị trí cũ và vặn ốc vít lại

+ Sau khi đã hoàn tất việc lắp đặt túi khí mới vào đúng vị trí thì các bạn nối dây cáp âm lại vị trí ban đầu và kích hoạt cầu chì để xe hoạt động lại bình thường.

Nghe có vẻ đơn giản nhưng nếu các bạn không phải thợ sửa chữa chuyên nghiệp sẽ vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tháo rời. Do đó, để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến hệ thống xe chúng tôi khuyên các bạn nên đưa xe ra các trung tâm bảo dưỡng để được hỗ trợ.

5. Giá túi khí xe hơi

Túi khí ô tô

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu túi khí từ kiểu dáng và mẫu mã do đó giá bán cũng vì thế mà khác nhau. Tuy nhiên, cơ bản sẽ có mức giá dao động như sau:

+ Giá túi khí phía trước ghế lái (hay túi khí vô lăng) dao động từ 2,5 – 8 triệu đồng.

+ Giá túi khí phía trước ghế phụ dao động từ 2 triệu – 7 triệu đồng.

6. Số lượng túi khí được trang bị trên một số dòng xe Hot hiện nay

Khi sản xuất hầu hết tất cả các xe đều được hãng trang bị túi khí. Tùy từng dòng xe thì số lượng túi khí sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

– 2 túi khí

Những dòng xe thường được trang bị 2 túi khí đó là: Hyundai i10, Toyota Wigo, Kia Morning

– 3 túi khí

Toyota Vios bản thấp có 3 túi khí gồm 2 túi phía trước cho ghế lái & ghế hành khách phía trước – cùng 1 túi khí đầu gối người lái.

– 6 túi khí

Thường các dòng xe ô tô phổ thông sẽ được trang bị 6 túi khí đó là: Hyundai Accent bản cao, Mazda 2, Mazda CX-5, Hyundai Elantra, Hyundai Kona, Hyundai SantaFe, VinFast LUX A2.0…

– 7 túi khí

Các loại xe phổ thông cao cấp như: Mazda 3, Toyota Camry, Toyota Innova, Ford Everest, Ford Ranger… hay các dòng xe hạng sang như Mercedes C200, C300… thường được trang bị 7 túi khí.

Để an toàn hơn trên mọi nẻo đường thì túi khí là trang thiết bị không thể thiếu, giúp những va chạm mạnh khi có tai nạn xảy ra. Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên đã cung cấp cho các bạn đọc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích.

5/5 - (1 bình chọn)
Tác giả: Cao Thanh Lâm
Tags:
Cao Thanh Lâm
Tác giả
Cao Thanh Lâm
Mạng xã hội

Gọi lại ngay cho tôi





    Màn hình ô tô cho xe Kia Seltos 2019-2023
    1900 988 910
    Tư vấn miễn phí