Tư vấn luật giao thông

Đường 1 chiều là gì? Có được phép lùi xe trên đường 1 chiều?

Đường phố Việt Nam không quá phức tạp với nhiều cao tốc và làn đường. Nhưng vẫn có những loại đường chúng ta mơ hồ không biết đi như thế nào cho đúng luật. Chẳng hạn như đường 1 chiều, nghe thì rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết rõ đường 1 chiều là gì và cách lưu thông trên đường 1 chiều như thế nào, Zestech sẽ làm rõ những quy định cũng như mức xử phạt khi vi phạm trên đường 1 chiều.

Có thể bạn quan tâm:

duong-1-chieu-la-gi
Đường 1 chiều là gì?

1. Đường 1 chiều là gì?

Đường 1 chiều là đường chỉ cho đi 1 chiều.

Tại Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia 41:2019/BGTVT có hiệu lực từ 01/07/2020 về báo hiệu Đường bộ quy định:

  • Đường dành riêng cho các loại phương tiện cơ giới là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường dành riêng cho phương tiện cơ giới lưu thông tách biệt với phần đường dành riêng cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ bằng 1 dải phân cách hoặc vạch sơn dọc liền, được chỉ dẫn bằng biển báo và vạch sơn.
  • Đường dành riêng cho các loại phương tiện là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường dành riêng cho một hoặc một vài phương tiện được lưu thông tách biệt với phần đường cho các phương tiện khác và được chỉ dẫn bằng biển báo hiệu và vạch sơn.
  • Đường dành riêng cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường được phân biệt với phần đường dành riêng cho phương tiện bằng dải phân cách và vạch sơn dọc liền.
  • Đường ưu tiên là tuyến đường mà các phương tiện lưu thông trên tuyến đường đó được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi đi qua đường giao nhau. Lưu ý tuyến đường đó phải được đặt biển Đường ưu tiên.

2. Biển báo đường 1 chiều

bien-bao-duong-1-chieu
Biển báo đường 1 chiều

2.1 Biển báo đường 1 chiều – Biển chỉ dẫn R407a

Biển báo đường 1 chiều R407a thường đặt sau ngã ba và ngã tư, đặt sau nơi đường giao nhau. Biển báo này báo hiệu cho người điều khiển phương tiện giao thông biết đang vào đoạn đường chỉ được đi 1 chiều. Biển báo R407a chỉ cho phép các phương tiện giao thông đường bộ đi 1 chiều tuân thủ theo chiều mũi tên, đi thẳng theo chiều mũi tên chỉ dẫn trên biển hiệu.

Biển báo R407a cấm người điều khiển phương tiện quay đầu xe ngược lại. Đường 1 chiều chỉ ưu tiên các xe được ưu tiên theo luật Giao thông đường bộ.

Biển báo R407a hết hiệu lệnh khi chúng ta thấy biển 204. Biển báo đó có ý nghĩa là đoạn đường tiếp theo là đoạn đường 2 chiều. Trên đoạn đường 2 chiều này người tham gia giao thông được phép bắt đầu di chuyển 2 chiều.

2.2 Biển báo đường 1 chiều – Biển chỉ dẫn R407b

Biển báo đường 1 chiều R407b thường đặt sau ngã ba và ngã tư, đặt sau nơi đường giao nhau. Biển báo này báo hiệu cho người điều khiển phương tiện giao thông biết đang vào đoạn đường chỉ được đi 1 chiều. Biển báo R407b chỉ cho phép các phương tiện giao thông đường bộ đi 1 chiều tuân thủ theo chiều mũi tên, quẹo bên phải.

Biển báo R407b cấm người điều khiển phương tiện quay đầu xe ngược lại. Chỉ trừ trường hợp xe được ưu tiên theo quy định. 

2.3 Biển báo đường 1 chiều – Biển chỉ dẫn R407c

Biển báo đường 1 chiều R407c thường đặt sau ngã ba và ngã tư, đặt sau nơi đường giao nhau. Biển báo này báo hiệu cho người điều khiển phương tiện giao thông biết đang vào đoạn đường chỉ được đi 1 chiều. Biển báo R407c chỉ cho phép các phương tiện giao thông đường bộ đi 1 chiều tuân thủ theo chiều mũi tên, quẹo bên trái.

Biển báo R407c cấm người điều khiển phương tiện quay đầu xe ngược lại. Chỉ trừ trường hợp xe được ưu tiên theo quy định.

2.4 Biển báo đường 1 chiều – Biển cấm đi ngược chiều 

Đây là biển báo đường 1 chiều 102, báo hiệu cấm đi ngược chiều để báo rằng: Đường cấm tất cả các loại xe đi theo chiều đặt biển. Lưu ý chỉ có trường hợp xe ưu tiên mới được lưu thông.

bien-bao-cam-di-nguoc-chieu
Biến báo 102 – Cấm đi ngược chiều

Chiều đi ngược lại với chiều đặt biển báo là lối đi thuận. Các xe được phép lưu thông theo phép đi theo chỉ dẫn, vì vậy phải đặt biển chỉ dẫn đường một chiều số hiệu biển báo 407a. Đối với người đi bộ, khi gặp biển báo Đường một chiều này vẫn được phép đi trên vỉa hè.

3. Đường 1 chiều có được lùi xe không?

co-duoc-lui-xe-khi-di-tren-duong-1-chieu-khong
Có được lùi xe khi đi trên đường 1 chiều không

Pháp luật quy định cấm các phương tiện tham gia giao thông đường bộ lùi xe trên đường 1 chiều vì hành vi này rất dễ gây tai nạn và cản trở các phương tiện khác đang tham gia giao thông. 

Theo quy định tại Điểm 0, Khoản 3, Điều 5 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP, hành vi lùi xe trên đường 1 chiều sẽ bị phạt từ 800.000 đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển thực hiện hành vi vi phạm.

Theo quy định tại Khoản 7 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP, hành vi máy kéo, xe kéo chuyên dùng lùi xe trên đường 1 chiều sẽ bị phạt từ 200.000 đến 400.000 đồng đối với người điều khiển thực hiện hành vi vi phạm.

4. Mức phạt đối với người đi ngược chiều trên đường 1 chiều

4.1 Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại phương tiện tương tự xe ô tô

Theo quy định tải Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi đi ngược chiều trên đường 1 chiều sẽ bị phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.

Theo Khoản 7 Điều 5 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi đi ngược chiều gây tai nạn giao thông, mức xử phạt sẽ là từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.

4.2 Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.

Theo Khoản 5 Điều 6 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi đi ngược chiều trên đường 1 chiều sẽ bị phạt từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.

Theo Khoản 7 Điều 6 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP phạt từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi đi ngược chiều trên đường 1 chiều và gây tai nạn.

4.3 Đối với người điều khiển máy kéo, xe chuyên dụng

Theo Khoản 4 Điều 7 Nghị Định 100/2019 phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện đi ngược chiều trên đường 1 chiều

Theo Khoản 7 Điều 7 Nghị Định 100/2019 phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện đi ngược chiều trên đường 1 chiều.

4.4 Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy kể cả xe điện và các loại xe thô sơ khác:

Phạt tiền từ 200.000 đến 300.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện đi ngược chiều trên đường 1 chiều.

5. Làm sao biết được đường đang đi là 1 chiều hay 2 chiều?

Có thể nhận ra bạn đang đi sai đường hay ngược chiều khi có xe đi ngược chiều bạn đá đèn báo hiệu hoặc không có xe đi cùng chiều với bạn. Lưu ý một số tuyến đường chỉ xe buýt được phép đi còn những xe khác không được phép đi.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về đường một chiều và những quy định mới nhất về đường 1 chiều mà bạn nên biết để tránh được những vi phạm không đáng có khi tham gia giao thông. Đón đọc thêm nhiều bài chia sẻ bổ ích về Luật giao thông của Zestech hoặc gọi ngay hotline 1900 988 910 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Xem thêm:

Đánh giá bài viết
Tác giả: Cao Thanh Lâm
Tags:
Cao Thanh Lâm
Tác giả
Cao Thanh Lâm
Mạng xã hội

Gọi lại ngay cho tôi





    Hướng dẫn thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô mới nhất 2024
    1900 988 910
    Tư vấn miễn phí